Trước tiên, có ba vấn đề cốt yếu khiến những quảng cáo trên Facebook tốt nhất có thể gặp thất bại:

1. Sản phẩm của bạn không phù hợp: Nếu bạn không có được ý tưởng sản phẩm mà mọi người muốn có, quảng cáo trên Facebook không thể cứu vãn được bạn — đặc biệt nếu bạn chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm đó.

2. Thương hiệu của bạn không được đánh bóng: Sản phẩm của bạn có thể tuyệt vời, tuy nhiên một sản phẩm tuyệt vời như thế cũng dễ bị bỏ qua nếu thương hiệu của bạn không được đánh bóng. Bạn cần đầu tư xây dựng logo và thương hiệu ngoài ra thông điệp của bạn phải có nội dung nhất quán và được truyền đạt một cách rõ ràng.

Nếu quảng cáo của bạn thể hiện một thương hiệu thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả thì liệu có ai hứng thú với chúng?

3. Website của bạn bị lỗi: Bạn có một sản phẩm tuyệt vời. Thương hiệu bóng bẩy. Thế nhưng bạn đưa mọi người đến một website có thiết kế thật kinh khủng để đọc nội dung bạn đăng trên đó, cung cấp email hay mua một sản phẩm. Đây là một vấn đề có thể phá hỏng mọi kết quả của bạn.

Các website “bị lỗi” bao gồm những website chẳng thể nào tải lên được, không thân thiện với thiết bị di động, có các trang bị gãy hoặc không thể điều hướng.

Đây là những vấn đề cốt yếu rất khó khắc phục. Tuy nhiên giả sử bạn không gặp phải những vấn đề này, thì vẫn có cả hàng chục lý do quan trọng khác khiến bạn không thể tìm được thành công từ quảng cáo trên Facebook…

klo tóc tiên

1. Bạn hướng đến không đúng đối tượng: Đây là vấn đề phần lớn người làm quảng cáo — đặc biệt những người phải vật lộn đủ cách — nhưng lại không làm đúng cách. Họ chỉ chú trọng tới lợi ích và lợi ích lại thường rất khác với những gì mà chúng ta kỳ vọng.

2. Bạn hướng đến đúng đối tượng nhưng không đúng lúc: Này, đối tượng hướng tới của bạn thực ra khá hay đó. Và có thể lợi ích đích của bạn cũng tốt đấy. Tuy nhiên bạn có thể hướng tới đối tượng đó không đúng thời điểm.

Ví dụ, việc hướng tới lợi ích thường hiệu quả nhất vào thời điểm khuyến mại cho đối tượng nằm trên miệng phễu bán hàng (top-of-the-funnel) thay vì khuyến mại một sản phẩm. Hướng tới những đối tượng truy cập website của bạn sẽ rất hiệu quả để xây dựng một danh sách email. Và hướng tới những đối tượng đã đăng ký cũng rất hiệu quả để bán một sản phẩm.

3. Bạn hướng tới đúng đối tượng nhưng thông điệp sai: Đây là vấn đề bản quyền kém (copyrighting). Bạn quá vội vàng trong khi đối tượng nhận thông điệp lại không hào hứng lắm. Hoặc thông điệp của bạn không được đánh bóng hay thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến không hiệu quả.

4. Ngân sách quá nhiều hoặc quá ít: Theo cả hai chiều. Bạn có thể có ngân sách quá nhiều so với quy mô đối tượng chẳng hạn. Bạn không thể dành $100 mỗi ngày cho quy mô đối tượng có 5,000 người. Và dành càng nhiều ngân sách cho càng ít đối tượng, thì bạn càng nhanh chóng làm cho đối tượng đó bị cạn kiệt.

Ngoài ra, bạn không nên chạy đua với những khoản ngân sách lớn cho đến khi bạn tìm được phương án hiệu quả, thậm chí cả khi quy mô đối tượng ổn định. Làm thử một thời gian bằng mức ngân sách nhỏ trước khi nhân rộng.

Ngược lại, người làm quảng cáo không sẵn sàng chi đủ ngân sách để thu được kết quả. Nếu bạn đang bán một sản phẩm có giá $100, bạn không thể mong chi có $5 mỗi ngày và nhận được kích thước mẫu cần thiết để có được bất kỳ kết quả nào.

Tương tự, Facebook cần đủ khối lượng để tối ưu hóa cho một chuyển đổi (conversion). Do đó nếu bạn yêu cầu Facebook tối ưu hóa các chuyển đổi nhưng ngân sách hạn hẹp của bạn chỉ cho phép bạn nhận được một chuyển đổi mỗi ngày thì Facebook không có cơ hội nhận đủ số chuyển đổi để có thể tối ưu hóa hiệu quả.

5. Giá thầu (bid) của bạn quá cao hoặc quá thấp: Mặc định, Facebook tự động giá thầu, giá thầu đủ để đạt đến đối tượng tốt nhất với mức giá thấp nhất có thể. Tuy nhiên người làm quảng cáo muốn thô lỗ với các giá thầu của mình.

bí quyết viết action to call facebook

Không phải là vì bạn không thể thành công bằng các giá thầu thủ công. Mà bạn không nên làm thế trừ khi bạn biết mình đang làm gì. Một giá thầu quá thấp thường dẫn đến mức độ lan tỏa hẹp và đạt được đối tượng có chất lượng thấp. Giá thầu quá cao có thể dẫn đến việc bạn chi quá mức cần thiết.

6. Bạn đang tối ưu hóa cho không đúng hành động: Chừng nào khối lượng các chuyển đổi trên pixel (một đoạn mã JavaScript mà facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo chèn vào trang web để theo dõi, đo lường và tối ưu hóa, cũng như tạo tệp đối tượng cho chiến dịch quảng cáo của bạn) của bạn còn tồn tại, bạn cần tối ưu hóa các chuyển đổi nếu bạn muốn có các chuyển đổi. Bạn nên tối ưu hóa lưu lượng nếu bạn muốn lưu lượng. Bạn nên tối ưu hóa tương tác nếu bạn muốn có số lần tương tác với trang (engagement).

Vẫn có ngoại lệ, tuy nhiên người làm quảng cáo thường tỏ ra thô lỗ ở những chỗ họ không nên làm thế.

7. Bạn đang sử dụng không đúng loại hình quảng cáo cho mục đích của mình: Tôi thường nghe thấy người làm quảng cáo thất vọng về kết quả thu được khi họ sử dụng một video — có lẻ là một video tuyệt vời — và không nhận được chuyển đổi mình muốn. À, đó là do loại hình quảng cáo.

Sử dụng một video khi mục tiêu chính của bạn lượt xem video đó. Sử dụng một liên kết (liên kết đơn hoặc xoay vòng (carousel)) khi mục tiêu chính của bạn là tăng lưu lượng hoặc chuyển đổi. Sử dụng một hình ảnh khi mục tiêu chính của bạn là số lần tương tác.

8. Bạn kiểm tra và thử nghiệm không đủ: Bạn triển khai một chiến dịch, một gói quảng cáo (ad set) và bạn không tìm được thành công. Có lẽ bạn đã thử hai hay ba lần. Đừng từ bỏ. Cứ thử đi nhưng đừng có làm mãi theo một cách. Hãy thử nghiệm.

9. Bạn không theo dõi dữ liệu: Nếu bạn không sử dụng pixel theo dõi quảng cáo (pixel) của Facebook, bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối ở đây. Bạn không biết có bao nhiêu chuyển đổi đang thực sự diễn ra (không, Google Analytics là không đủ), và hậu quả là bạn không thể tối ưu hóa cho một chuyển đổi.

10. Bạn chú trọng không đúng chỉ số: Người ta thường hỏi tôi những câu như, “Một CPC (Giá mỗi lần nhấp chọn) hay CTR (Tỷ lệ nhấp chọn) hay CPM (Giá mỗi 1000 lần hiển thị) là gì?” Nếu đặt ngoài ngữ cảnh, những thứ này chẳng có ý nghĩa gì hết.
Đây là những chỉ số thứ cấp hay tam cấp. Nếu mục tiêu của bạn là các chuyển đổi trên website, quan tâm hàng đầu của bạn là Giá mỗi lần nhấp chọn, chứ không phải CPC hay CTR.

Quan tâm nhất đến Giá mỗi hành động mong muốn. Bạn có thể đạt được CPM cao, CTR thấp hoặc CPC cao và vẫn nhận được một Giá mỗi hành động mong muốn cao. Hoặc nếu bạn theo đuổi một CPC, CTR hay CPM cao, cuối cùng bạn có thể thu được một CPDA rất thấp.

top-10-viral-campaigns-of-all-time

Ok, đây chính là những lý do khiến quảng cáo của bạn không hiệu quả. Bây giờ chúng ta hãy tập trung vào bảy yếu tố dẫn đến quảng cáo thành công trên Facebook…

1. Hướng tới đối tượng quảng cáo (Targeting)
Hướng tới đối tượng đứng thứ nhất vì có lý do. Đây cũng là yếu tố đầu tiên lý giải tại sao quảng cáo của bạn không hiệu quả cũng vì lý do này. Yếu tố này có ý nghĩa tối quan trọng.

Tôi rất tin rằng hướng tới đối tượng là yếu tố quan trọng nhất để quảng cáo thành công – và thất bại trên Facebook. Bạn có thể xây dựng một quảng cáo tốt nhất, có thể giúp quảng bá sản phẩm tốt nhất, nhưng sẽ vô ích nếu bạn hướng tới không đúng đối tượng.

Việc hướng tới đối tượng quảng cáo là những người biết bạn và không biết bạn có sự khác biệt rất lớn. Tôi đã chứng kiến điều này nhiều lần rồi. Tôi có thể dành rất nhiều thời gian và công sức để xây dựng tập khách hàng tiềm năng không hào hứng (cold audience) gồm các tập khách hàng tiềm năng tương tự (lookalike) hoặc người quan tâm (interest). Kết quả thu được sẽ không bao giờ bằng với việc hướng tới những đối tượng gần với tôi nhất.

Hình trên là một ví dụ quan trọng về khách hàng tiềm năng. Hướng tới những người truy cập website của tôi, tôi có khả năng đạt được các chuyển đổi với mức giá thấp hơn nhiều so với khi tôi thực hiện với khách hàng tiềm năng là tập khách hàng tiềm năng tương tự hoặc người quan tâm (chất lượng không đổi).

Storytelling trong marketing

Trước khi bạn chào giá để thành công với khách hàng tiềm năng là người quan tâm và người tương tự, tôi biết. Vâng, bạn có thể thành công Không hiệu quả bằng việc nhắm đến đối tượng truy cập vào website của bạn thường xuyên nhất hoặc tương tác với nội dung của bạn, nhưng bạn có thể làm cách đó.

Mặc dù vậy, chú trọng riêng tới tập khách hàng tiềm năng (cold audience) là một chiến lược dài hạn kém hiệu quả. Bạn có thể có được chút thành công hôm nay và ngày mai nhưng bạn có khả năng duy trì thành công bằng cách nhắm tới những đối tượng tương tác với bạn, đọc nội dung của bạn, cung cấp địa chỉ email hoặc mua sản phẩm.

Có chăng thì đối tượng này cũng ít lắm. Tuy nhiên điều này có nghĩa bạn phải cam kết xây dựng các đối tượng đó cho dài hạn.
Do đó, nhắm tới những đối tượng truy cập vào website của bạn trước. Và nếu bạn dư giả ngân sách, làm tiếp với các đối tượng trong danh sách ưu tiên của bạn.

À vâng, danh sách ưu tiên của bạn. Danh sách đó trông thế nào nhỉ? Đây là cách tôi ưu tiên đối tượng mục tiêu trên Facebook của mình:

1. Website Custom Audiences (Khách hàng tiềm năng trên website): Website Custom Audiences rất mạnh mẽ bởi vì tính năng này có thể ghi lại thông tin ai truy cập website của bạn, những người đăng ký và những người mua sản phẩm từ bạn. Tập khách hàng tiềm năng này cũng rất động, luôn cập nhật theo thời gian thực.

Ngoài ra, Website Custom Audiences cho phép bạn hướng tới đối tượng dựa vào mức độ truy cập gần đây nhất, các trang truy cập cụ thể, mức độ hoạt động, và tần suất hoạt động trên website của bạn. Họ là những đối tượng quảng cáo tuyệt vời và có thể là chất xúc tác đầy sức mạnh cho bất kỳ chiến dịch nào.

2. Data Custom Audiences (Tùy chỉnh dữ liệu khách hàng tiềm năng): Trước đây, đây là một tính năng quan trọng. Data Custom Audiences cho phép bạn hướng tới hoặc ngoại trừ người có trong danh sách khách hàng của bạn hoặc sử dụng ứng dụng của bạn. Danh sách này thật tuyệt, tuy nhiên thường hay được thay thế bởi Website Custom Audiences.

Các đối tượng này yêu cầu bạn phải thực hiện cập nhật và nếu bạn không phân khúc hợp lý thì danh sách này có thể bao gồm cả những người không còn liên quan nữa.

3. Page Engagement Custom Audiences (Tùy chỉnh tương tác khách hàng tiềm năng trên trang): Bạn có thể lập luận rằng Page Engagement Custom Audiences chỉ nên nằm ở vị trí thứ hai trong danh sách này. Các đối tượng này cho phép bạn hướng tới người đã tương tác với trang Facebook của bạn, tương tác với các bài viết (post) hoặc quảng cáo, gửi cho bạn một thông điệp riêng tư, lưu một bài viết, truy cập trang của bạn hoặc nhấp chọn nút kêu gọi để hành động (call-to-action) trên trang của bạn.

Mặc dù việc hướng tới người truy cập website của bạn hay khách hàng có hiệu quả rất cao, nhưng các đối tượng này không nhất thiết tương tác với bạn trên Facebook. Ưu điểm lớn của Page Engagement Custom Audiences là các đối tượng này là những người được xác nhận đã tương tác với bạn trước đây. Họ có khả năng tương tác trở lại nên thường thì bạn có thể nhận được kết quả tuyệt vời với nhóm đối tượng này.

Kinh doanh bền vững

4. Lead Ad Custom Audiences (Tùy chỉnh Lead Ad khách hàng tiềm năng): Nếu bạn sử dụng Lead Ads, bạn nhất thiết phải tạo các đối tượng là người mở các biểu mẫu lead ad hoặc mở và gửi đi. Một yếu điểm của Data Custom Audiences là thông tin do khách hàng của bạn cung cấp có thể không khớp với hồ sơ người dùng Facebook. Tuy nhiên, nếu có người mở hay gửi đi một biểu mẫu, Facebook sẽ biết — và nội dung cung cấp không còn quan trọng nữa.

5. Video View Custom Audiences (Tùy chỉnh lượt xem video của khách hàng tiềm năng): Tôi biết rằng nhiều người làm quảng cáo phải vận lộn đủ cách để xây dựng thành công một tập khách hàng tiềm năng. Thậm chí nếu bạn đang tăng lưu lượng bằng các bài viết hữu ích trên blog, sẽ phải mất tới 25 cent để đổi lấy một lần nhấp chọn. Việc này khiến quá trình xây dựng một Website Custom Audience chậm chạp và tốn kém.

Mặc dù video là một lựa chọn miệng phễu bán hàng (top-of-the-funnel) tốt. Bạn có thể tạo các đối tượng dựa trên số lượt các đối tượng này xem video của bạn. Tùy theo phần trăm, giá một lượt xem video có thể tính theo tỷ lệ của giá một lần nhấp chọn website.

Mặc dù chất lượng cũng có khả năng kém hơn, phương pháp này cho phép bạn tạo một đối tượng liên quan nhanh chóng và ít tốn kém hơn.

6. Canvas Custom Audiences: Facebook Canvas là một định dạng quảng cáo cho phép người làm marketing kể một câu chuyện có tính tương tác cao. Mặc dù có ưu điểm là có thể giới thiệu nhiều loại phương tiện khác nhau trên một định dạng có tốc độ tải nhanh, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không hướng được lưu lượng về website của bạn (từ khi có người nhấp chọn một liên kết bên trong Canvas).

Bằng cách tạo một đối tượng từ người bất kỳ mở Canvas của bạn, bạn cơ bản đang tạo thêm một mở rộng cho Website Custom Audiences của bạn.

7. Page Likes/Fans: Đây là thời điểm vàng để tạo số lượt thích hay người hâm mộ. Tôi thành thật cho rằng vẫn có ích trong việc này. Tôi xây dựng một đối tượng tiếp cận 150,000 người, và tôi vẫn nhận được kết quả khả dĩ ở đây. Tuy nhiên tôi không cho rằng cách này hiệu quả bằng các phương pháp nói trên.

Ngoài ra, chất lượng của đối tượng này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có rất nhiều người làm quảng cáo đã xây dựng được fan page bằng số lượt thích ít tốn kém nhất. Chiến lược đó không mang lại kết quả khi nhắm tới đối tượng này.

8. Lookalike Audiences (Khách hàng tiềm năng tương tự nhau): Lookalike Audiences cơ bản tự động hóa quá trình dự đoán người quan tâm và các hành vi bạn cần đưa vào khi thực hiện hướng tới khách hàng tiềm năng thuộc miệng phễu bán hàng (top-of-the-funnel). Facebook xem xét các yếu tố này trên đối tượng hiện hành của bạn (đối tượng tùy chỉnh, chuyển đổi hoặc lượt thích trang) và tìm người tương tự với đối tượng đó.

Đây là một lựa chọn hiệu quả giúp mở rộng mạng lưới khi đối tượng xây dựng sẵn của bạn còn nhỏ tại thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, mục tiêu của bạn cuối cùng cần phải chuyển ngân sách ra khỏi khách hàng tiềm năng là người giống nhau (lookalike) theo thời gian vì các nhóm khác ở trên tiếp tục lớn mạnh.

9. Interests (Lượt quan tâm): Khi Facebook lần đầu cho phép chúng ta nhắm tới đối tượng quảng cáo theo lượt quan tâm và hành vi, chúng tôi đã suy nghĩ thiếu nghiêm túc. Chúng tôi đã nghĩ đó là điều tuyệt vời nhất trên thế giới.

Tôi không muốn bạn nghĩ rằng phương pháp này không có giá trị. Không hẳn thế. Tuy nhiên bây giờ chúng ta đơn giản đã làm hỏng rồi. Bạn có quá nhiều lựa chọn tốt hơn. Sử dụng các lựa chọn này trước đã.

sáng tạo nội dung

2. Phễu bán hàng (Funnels)
Khái niệm Facebook ad funnels (phễu quảng cáo bán hàng trên Facebook) cơ bản là việc tiếp tục hướng tới khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên bạn có thể ưu tiên hướng tới khách hàng tiềm năng hiệu quả khi không cần sử dụng đến các phễu. Và nếu đúng như vậy thì bạn đang bỏ sót.

Có quá nhiều người sử dụng quảng cáo trên Facebook chỉ để bán hàng. Hoặc chỉ để nhận một dạng trao đổi nào đó. Không sử dụng phễu bán hàng.

Số lượng khách hàng tiềm năng trên Facebook cho bạn là rất lớn. Mặc dù vấn đề nằm ở chỗ chúng ta thường giả định rằng nếu họ từng có ý định mua, thì họ đã mua bây giờ rồi. Điều đó không đúng.

Con người ta thường ở ở những giai đoạn sẵn sàng mua khác nhau. Chúng ta cần đối xử với họ linh hoạt theo những giai đoạn đó.

Ngoài ra, tôi vẫn luôn nói với bạn rằng đối tượng quảng cáo hiệu quả nhất để nhận được các chuyển đổi hiệu quả chính là những người truy cập vào website của bạn. Không cần sử dụng đến bất kỳ dạng phễu bán hàng nào, thì việc xây dựng một đối tượng vật chất để nhắm tới sẽ gặp phải thách thức rất lớn.

Đó là lý do tại sao tôi luôn thực hiện cùng lúc những chiến dịch có ba mục tiêu khác nhau:

Miệng phễu bán hàng (Top of the funnel) (số lần nhấp chọn website, lượt xem video hoặc tương tác
Thu thập email (đăng ký, leads, opt-in)
Doanh số
3. Loại quảng cáo
Người ta thường hỏi tôi những câu như, “Loại quảng cáo nào hiệu quả nhất?” Tôi thấy câu hỏi kiểu như nàykhiến người khác nản lòng và không đúng trọng tâm.

Trước tiên, đảm bảo rằng bạn sử dụng loại hình quảng cáo phù hợp với mục tiêu của bạn. Như đã đề cập ở trên, nếu mục tiêu của bạn là các chuyển đổi, sử dụng một liên kết; nếu mục tiêu của bạn là lưu lượng, sử dụng một liên kết hoặc quảng cáo kiểu xoay vòng (carousel); nếu mục tiêu của bạn là lượt xem video, sử dụng một video; nếu mục tiêu của bạn là tương tác, sử dụng một hình ảnh (hoặc video).

Đó mới là chỗ xuất phát của bạn. Thế nhưng bạn ơi, không có sự thật chung nào về thứ này đâu. Hãy thử những cách khác nhau.

quảng cáo truyền miệng

Như đề cập ở trên, đây là sai lầm những người làm quảng cáo hay mắc phải. Họ nghe nói về thành công bằng các quảng cáo video, nên họ dùng một video để nhận lấy các chuyển đổi. Tuy nhiên trong trường hợp này, video chính lại là nhân vật chính của buổi diễn. Bạn không có xu hướng nhấp chọn một nút CTA trên một video khi bạn đang xem một liên kết quảng cáo.

Và điều đó không có nghĩa là bạn không nên dùng quảng cáo video. Mặc dù loại hình quảng cáo này vẫn có mục đích riêng. Tuy nhiên hiểu được những gì có thể xảy ra nhất khi người ta xem mỗi loại hình quảng cáo.

4. Theo dõi và báo cáo
Theo dõi và đọc báo cáo là điều vô cùng quan trọng khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Facebook.

Tất nhiên, bạn PHẢI sử dụng pixel của Facebook để theo dõi các chuyển đổi. Tôi không thực sự quan tâm việc bạn sử dụng Custom Conversions (Chuyển đổi tùy chỉnh), Standard Events (Sự kiện tiêu chuẩn) hoặc cả hai, nhưng bạn cần sử dụng ít nhất một trong hai công cụ này.

Không, Google Analytics vẫn chưa đủ. Nếu bạn chỉ trông chờ kết quả vào Google Analytics, bạn không thể trông chờ vào dữ liệu chuyển tiếp trên Facebook. Phải hiểu rằng một chuyển đổi không chỉ đến từ lưu lượng trực tiếp.

Những người trông chờ vào Google Analytics không nhận ra điều này. Khi Facebook báo cáo một chuyển đổi, đó có thể là bất kỳ ai xem quảng cáo của bạn (không nhấp chọn) và chuyển đổi trong ngày hoặc nhấp chọn quảng cáo của bạn và chuyển đổi trong vòng 28 ngày.

quảng cáo bikini đẹp

Một ví dụ phổ biến là có người nhấp chọn quảng cáo của bạn và truy cập trang đích của bạn (landing page). Họ không chuyển đổi lúc đó. Mà họ có thể trở lại vào thời điểm khác trong ngày. Google Analytics sẽ không thêm credit cho Facebook cho việc đó. Tuy nhiên Google Analytics lẽ ra nên làm thế mới đúng.

Một tính năng bổ sung cho hoạt động theo dõi và báo cáo là chuyển đổi ngoại tuyến (offline). Nếu bạn không sử dụng pixel hoặc chuyển đổi ngoại tuyến, bạn chỉ nhận được một bức tranh rất nhỏ. Kết quả là, bạn có thể đưa ra các quyết định về chiến dịch của bạn dựa trên thông tin không hoàn chỉnh.

5. Thử nghiệm từng phần (Split Testing)
Bạn cần tìm ra giải pháp hiệu quả. Bạn không chỉ thực hiện một chiến dịch bằng một gói quảng cáo, thấy chiến dịch không hiệu quả rồi cho rằng quảng cáo trên Facebook bị thất bại.

Vậy nên, hãy thử nghiệm theo đúng nghĩa đen. Tìm ra giải pháp hiệu quả nhất về mặt nhắm đối tượng quảng cáo, tối ưu hóa, sao chép, hình ảnh, v.v.

Bạn có thể làm việc này một cách không khoa học (xây dựng nhiều chiến dịch, gói quảng cáo hoặc các quảng cáo trong đó có thể có sự chồng chéo về khách hàng tiềm năng) hoặc bạn có thể sử dụng công cụ mới của Facebook, built-in split-testing tool (công cụ thử nghiệm từng phần tích hợp sẵn).

Bằng cách tiếp cận khoa học, Facebook sẽ giúp bạn sử dụng ngân sách tối thiểu. Lý do là vì có đủ dữ liệu cần thiết để có được kết quả có ý nghĩa.

Tuy nhiên bạn sẽ không có được ngân sách tối thiểu bằng cách khác. Do đó, đảm bảo rằng bạn đang tạo ra một kích thước (cỡ) mẫu thực sự có ý nghĩa.

Tôi thường nghe nói những người làm quảng cáo kiểm tra từng phần (split testing) bằng nhiều quảng cáo, dựa trên mức ngân sách thấp. Việc đó có thể ổn nếu bạn cố lấy mức tương tác, lượt xem video hay lưu lượng. Tuy nhiên nếu bạn cố lấy doanh số thì sao?

Hãy tư duy theo cách này… Nếu bạn đang bán một sản phẩm giá $100, sẽ phải mất thời gian và tiền bạc để nhận được kết quả có ý nghĩa từ thậm chí một gói quảng cáo. Bạn có lẽ phải chi ít nhất $100 trước khi bạn có thể bắt đầu có được bất kỳ đánh giá nào.

Do đó nếu bạn đang tách khoản ngân sách hàng ngày bằng $100 cho năm gói quảng cáo hay quảng cáo khác nhau, thì bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn. Mỗi chuyển đổi sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của bạn.

6. Mẫu quảng cáo (Copy)
Tất cả những việc này thì đúng rồi. Mặc dù mẫu quảng cáo có ý nghĩa quan trọng, tôi ghét phải đề xuất rằng nên có một kế hoạch chi tiết hay biểu mẫu hướng dẫn cách bạn nên sử dụng mẫu quảng cáo đó.

Tôi chắc rằng một số từ ngữ này được chứng minh là hiệu quả hơn một số từ ngữ khác. Tôi chắc đã có công trình nghiên cứu chứng minh tính năng đếm ký tự chính xác (precise character count) có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên ngữ cảnh đó không liên quan và chúng ta không hoạt động trong ngữ cảnh đó.

Không có độ dài “lý tưởng” của một mẫu quảng cáo nào để áp dụng cho toàn bộ các tập khách hàng tiềm năng và tình huống quảng cáo khác nhau. Biết tập khách hàng tiềm năng và tình huống quảng cáo của bạn để có hành động thích hợp.

Tôi đưa ra một vài điểm về mẫu quảng cáo, mặc dù không coi đây là những điểm bắt buộc …

Vào điểm chính ngày ở một hai dòng đầu tiên. Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ nên có một hai dòng quảng cáo mẫu. Mà phải biết rằng bạn cần thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng của bạn và quảng cáo mẫu của bạn phải được ngắt chữ hợp lý. Ngoài ra, phần chữ được ngắt theo các cách khác nhau tùy theo cách trình bày.
Có một vài kêu gọi hành động (call-to-action). Tôi biết điều đó thật điên rồ, nhưng tôi đã xem nhiều quảng cáo trong đó người ta chỉ chia sẻ liên kết. Vậy đó. Không bình luận (comment), không kêu gọi hành động (call-to-action).
Bạn cần có chút định hướng. Điều đó không có nghĩa là bạn cần phải vội vàng. Có thể là “nhấp để tìm hiểu thêm” hoặc đơn giản dùng một nút CTA. Tuy nhiên hãy để đối tượng của bạn biết bạn muốn họ làm gì.

Chính tả, ngữ pháp và định dạng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Yếu tố này có vẻ đã rõ ràng, nhưng không đâu mọi người ạ. Tôi đã từng thấy quá nhiều quảng cáo rất tệ rồi.

Định dạng bao gồm cả những việc như vấn đề viết hoa, ngắt đoạn/xuống dòng, v.v. Lỗi chính tả và sai ngữ pháp có thể giết chết một quảng cáo.

Tất nhiên, trong tất cả các trường hợp này, chúng tôi vẫn chưa đề cập đến những sự thật chung. Bạn vẫn cần phải biết về khách hàng tiềm năng và tình huống quảng cáo của mình. Cũng có thể xảy ra khả năng những thứ dường như xúc phạm tới khách hàng tiềm năng của mình lại hiệu quả với khách hàng tiềm năng của bạn.

31 tuyệt chiêu chạy facebook ads

7. Hình ảnh

Lại nữa, người làm quảng cáo thường muốn biết loại hình ảnh nào phù hợp nhất nên dùng. Câu trả lời của tôi?

Xem này, hình ảnh quan trọng đấy. Tuy nhiên nếu mọi hình ảnh quảng cáo của người làm quảng cáo đều theo những quy tắc giống nhau, thì sẽ chẳng có hình ảnh nào hiệu quả cả.

Vì thế cần biết mục đích sử dụng hình ảnh của bạn. Hình ảnh cần thu hút sự chú ý của người dùng. Nó sẽ giúp quảng cáo của bạn kể được hẳn một câu chuyện. Nên có ít chữ bởi vì mặc dù quy tắc 20% không còn áp dụng nữa nhưng số lượng chữ vẫn ảnh hưởng đến mức độ lan tỏa và chi phí quảng cáo.