Google Analytics là một trong những công cụ phân tích trang web mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay. Nó giúp bạn đo lường được hầu như tất cả mọi thứ về khách hàng như: họ đến từ đâu? bao nhiêu người vào rồi mua sắm trên website? họ dành bao nhiêu thời gian đọc thông tin sản phẩm của bạn? Là chủ website, bạn cần nắm rõ các chỉ số cơ bản để kiểm soát hiệu quả website của mình.
A. Visits:
Là tổng số lần truy cập, nó thể hiện số phiên riêng lẻ do tất cả khách truy cập vào trang web của bạn thực hiện. Vậy thế nào thì được coi là 1 phiên? Tất cả các hoạt động của người dùng trên trang web của chúng ta trong 30 phút, kể cả khi họ rời khỏi trang web và quay trở lại trong vòng 30 phút thì vẫn được tính là một phiên ban đầu. Nếu người dùng không hoạt động trên trang web của chúng ta từ 30 phút trở lên thì bất kỳ hoạt động nào trong tương lai đều được tính là phiên mới.
B. Visitor:
Ta vẫn thường nghĩ Visitor là số người truy cập vào website trong một đơn vị thời gian. Ví dụ 1 ngày trang của bạn có 500 người vào xem thì Visitor/ngày sẽ là 500. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. 1 người vào website nhiều lần từ một địa chỉ Ip chỉ được tính là 1 Visitor. Nhiều người cùng truy cập từ một địa chỉ IP nhưng từ những địa chỉ máy tính khác nhau thì sẽ được coi là những visitor khác nhau. Nếu 1 máy tính được nhiều người khác nhau sử dụng và dùng chung 1 trình duyệt để vào 1 website nào đó thì toàn bộ dữ liệu của họ sẽ bị gom chung vào 1 visitor. Nếu máy tính của 1 người thường xuyên bị xóa cookie, thì các lượt truy cập của người đó vào 1 website lại được xem như là của những visitor khác nhau. Vì vậy chỉ số Visitor biến hóa rất đa dạng, và chính xác thì Visitor là số trình duyệt mới truy cập vào 1 website nào đó.
C. Pageviews (Số lần xem trang):
Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang, mỗi trang được tải về thông qua một đường link, mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một đường link nào đó thì đều được tính là một page view.
D. Time on site:
Thời gian xem trang. Nếu thời gian khách ở lại trang cao có nghĩa là website của bạn nội dung tốt, hữu ích. Nếu chỉ số này thấp thì bạn nên xem xét lại các vấn đề về giao diện, nội dung và các công cụ điều hướng.
E. Bounce Rate (Tỉ lệ thoát):
Được định nghĩa là tỉ lệ người truy cập website chỉ truy cập đúng 1 trang và sau đó tắt website mà không click để đến bất kì một trang nào khác trên website. Kiểm soát tỷ lệ này với các nguồn lưu lượng truy cập sẽ cho bạn biết nên lựa chọn công cụ quảng cáo nào cho chiến dịch tiếp thị của mình.
M. Exit rate:
Exit Rate của một page là tỉ lệ số lần page đó được xem cuối cùng so với tổng số lượt xem của page. Ví dụ tỷ lệ exit rate của page A là 33%, điều đó có nghĩa là cứ 3 người xem khi truy cập web và vào tới page A thì có 1 người sẽ thoát khỏi trang từ page A đó, chỉ có 2 người là tiếp tục ở lại page A và đi tới những page khác trên website.
N. Location (Vị trí địa lý):
Bạn có thể biết có bao nhiêu người vào web của bạn từ lãnh thổ nào, nước nào, tỉnh thành nào. Điều này sẽ giúp bạn phân vùng được khách hàng trong thị trường của mình.
K. Nguồn lưu lượng truy cập:
Có 3 nguồn truy cập chính là từ trang tìm kiếm, từ website khác và khách truy cập trực tiếp:
– Nếu tỉ lệ từ Google cao chứng tỏ web của bạn được SEO khá tốt.
– Nếu tỉ lệ từ các trang khác truy cập đến trang của bạn cao thể hiện site của bạn được xây dựng backlink tốt, điều này cũng được google đánh giá cao điểm cho trang web của bạn.
– Tỉ lệ người truy cập trực tiếp (từ trình duyệt web) thường là thấp nhất trong 3 chỉ số nhưng đây cũng là chỉ số cho biết có bao nhiêu người nhớ tên miền của bạn.