Micro-moments là một định nghĩa do Google đưa ra cho những ‘khoảnh khắc’ khi người dùng có nhu cầu và họ dùng di động để tìm kiếm thông tin cho những nhu cầu ‘biết gì, đi đâu, làm gì, mua gì’.
Micro-moments là cơ hội cho các Marketer tác động đến quá trình mua hàng của người dùng, nhưng đâu là lúc cơ hội này xuất hiện? Và làm thế nào để Marketer tìm ra micro-moments?
Những câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
1. Top những tìm kiếm tập trung trên thiết bị di động:
Chia nhóm người dùng theo topic và loại thiết bị, tập trung vào những lượt search trên di động có liên quan đến brand hay category của mình để tìm ra những insight quan trọng để trả lời cho câu hỏi:
“Khách hàng cần gì ở brand của bạn khi họ chọn search thông tin trên di động”.
2. Những câu hỏi phổ biến nhất của khách hàng:
Những câu hỏi phổ biến nhất của khách hàng là chìa khoá đưa bạn đến sự thấu hiểu.
Người dùng không xem công cụ search như một công cụ, mà là một con người, họ thường đưa ra những câu hỏi rất cụ thể về vấn đề mà họ quan tâm bắt đầu với ‘Ở đâu, làm sao, như thế nào, để làm gì?” . Chính vì vậy, nắm bắt được những câu hỏi này và lên content trả lời cho phù hợp nhất sẽ thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đưa brand của bạn đến gần khách hàng hơn.
3. Điều chỉnh lại nội dung những cuộc khảo sát khách hàng:
Tập trung vào nội dung câu hỏi, nội dung câu hỏi phù hợp sẽ giúp những micro-moment quý báu được khám phá.
4. Cùng team đặt mình vào vị trí của khách hàng để trải nghiệm quá trình đưa ra quyết định của họ:
` Micro-moments có 4 loại chính: xảy ra khi khách hàng có 1 trong 4 nhu cầu ‘tôi muốn biết’, ‘tôi muốn đi’, ‘tôi muốn mua’, ‘tôi muốn làm’. Nhiệm vụcủa bạn là cùng với team của mình, thu thập data về người dùng và vạch ra vai trò của 4 loại nhu cầu trên. Theo đó, tìm ra và thiết kế những trải nghiệm mobile có ý nghĩa, hiệu quả và thú vị thoả mãn cho từng loại nhu cầu nói trên. Việc này không thể được thực hiện chỉ bởi một cá nhân mà cần sự hợp sức tập trung toàn bộ Marketing team trong suốt quá trình để tránh mang lại những trải nghiệm lỗi thời hay chưa hoàn thiện cho người dùng.
5. Phỏng vấn khách hàng:
Không chỉ qua các cuộc khảo sát, hãy tìm cơ hội tiếp xúc với khách hàng. Đây là cơ hội để bạn tìm ra lí do và mục đích mobile được sử dụng trong những tình huống thường ngày nhất, đặc biệt là khi họ bắt đầu dùng di động để tìm kiếm thông tin. Họ cần gì? Mức độ thoả mãn với kết quả tìm được ra sao? Và tiếp theo họ đưa ra quyết định như thế nào?