Copywriter cần có nền tảng kiến thức rộng. Điều này không hề sai. Nhưng rộng ra sao, sâu thế nào, bao nhiêu là đủ?

Nếu bạn không hiểu rõ sẽ dẫn đến việc ngập lụt với mớ kiến thức tìm được. Và tin mình đi, Copywriter không phải là lũ có trí nhớ tốt đâu.

Hãy khôn ngoan và biết phân loại để tiếp thu những kiến thức quan trọng. Tóm lại kiến thức cần có của Copywriter cần chia thành những mảng chính sau:

  1. Kiến thức chuyên môn
  2. Kiến thức xã hội

Kiến thức chuyên môn

Đầu tiên là kiến thức căn bản về từ ngữ, chính tả, viết lách…Đây là cái bắt buộc khi bạn muốn viết cho người khác hiểu, chưa nói đến làm Copywriter.

Loại kiến thức tiếp theo là các kiến thức căn bản về nghề Copywriter. Công việc đòi hỏi bạn viết bài SEO, bạn không thể làm mà không hiểu về cách chèn keyword. Bạn chuyên viết ad cho facebook, Adword thì không thể không hiểu về các quy định về chữ, về hình. Và khi bạn lên ý tưởng cho các campaign lớn, kiến thức về marketing, branding, advertising càng quan trọng. Nói chung, đây là những kiến thức nền để bạn làm đúng, còn làm hay hay không thì đó là câu chuyện khác.

Ngoài ra kiến thức chuyên môn còn bao hàm cả kiến thức về ngành mà bạn làm. Bạn làm về ngành bia thì phải hiểu về sản phẩm đồ uống có cồn, hiểu về những brand lớn & nhỏ trong ngành đó, hiểu chiến lược cũng như lịch sử của từng brand, hiểu về những sản phẩm thay thế như nước giải khát, nước trà…hay cả ngành Beverage nói chung. Cũng tương tự ở các ngành ngành hàng khác như điện máy, xe cộ, làm đẹp, dịch vụ, tài chính….

Kiến thức chuyên môn không hề thừa, nó là cái để bạn định hình kiến thức tổng quát cho mình. Đừng vội bỏ qua khi chưa hiểu hết về nó. Nếu không, những idea sáng tạo của bạn sẽ bay đi xa lắm.

Kiến thức xã hội

 

dịch vụ seo chuyên nghiệp

 

Đây là cái để bạn tiến xa hơn trong nghề. Là vốn sống để bạn viết, là tư liệu để bạn lôi ra mỗi khi cần, là thứ bạn tích luỹ dần trong những năm tháng hành nghề. Và kiến thức xã hội bao gồm:

– Hiểu biết về văn hoá: Hiểu biết về văn hoá, tập tục, tôn giáo, niềm tin của của các nhóm người trong xã hội.
– Hiểu biết về giải trí/ trending: Hiểu biết về những gì đang diễn ra, đang được ưa chuộng, đang được quan tâm, đang trở thành trào lưu, đang bị lên án…
– Hiểu biết về tâm lý học, hành vi con người: Hiểu cách con người suy nghĩ, hiểu về những gì khiến họ khao khát, khiến họ lo sợ, hiểu về những gì khiến chúng ta là con người.
– Cuối cùng là các loại kiến thức rộng khác như khoa học, lịch sử, nghệ thuật, địa lý, ẩm thực…Biết nhiều sẽ cho bạn nhiều tư liệu để viết hơn, cho bạn cái nhìn đa dạng hơn, sâu hơn về các vấn đề trong cuộc sống.

Biết kết hợp 2 loại kiến thức này, bạn sẽ có cho mình một nền tảng kiến thức hoàn chỉnh để tư duy và vận dụng vào thực tế. Tất nhiên, kiến thức là vô hạn (phần lớn là kiến thức xã hội). Mỗi một copywriter cũng sẽ chỉ có cho mình hiểu biết về một số ngành hàng nhất định, một mớ kinh nghiệm sống nhất định. Biết nhiều chưa chắc hay hơn biết sâu. Xét cho cùng chúng ta được sinh ra để phục vụ cho các nhãn hàng, không phải để trở thành những thiên tài “biết tuốt”

Và mỗi một khách hàng đi qua cho ta cơ hội trải nghiệm những điều hoàn toàn khác, cho ta cơ hội dung nạp những kiến thức mới vào đống hỗn độn trong đầu của mình. Chính những điều đó cộng thêm kiến thức bạn học được, trải nghiệm sống mà bạn trải qua trở thành vốn sống riêng của chính bạn. Bạn muốn viết hay, viết sâu thì cần có vốn sống đậm. Vốn sống ít, viết ắt hời hợt. Vốn sống đầy, viết đơn giản cũng thấy sâu.