Dịch vụ SEO lên top với sự bền vững nhất của từ khóa

Để trở thành thánh content bán hàng siêu đỉnh

Thánh Content là gì?

Hiểu nôm na thánh Content là người viết content hay. Hay đến nỗi người đọc phải chăm chú đọc từ đầu đến cuối bài cho dù nó dài thế nào, hay đến nỗi người đọc phải dừng xem tivi để đọc nó, dừng tán gẫu để đọc nó, dừng làm việc để đọc nó, nói chung là dừng mọi thứ xung quanh để nghiền ngẫm nó.

Thánh Content bán hàng là người viết content hay và khiến khách hàng đọc xong phải hành động như người viết mong muốn: mua hàng, để lại contact, cmt, inbox, like, share (để viral chẳng hạn)

Như vậy cần có 2 điều kiện: một là viết content hay, hai là content phải khiến người đọc hành động. Nhiều tiểu thuyết gia viết hay nhưng ko viết được Content bán hàng, vì ko biết cách bán hàng ra sao, tâm lý mua hàng của khách thế nào.

TẠI SAO CẦN TRỞ THÀNH THÁNH CONTENT BÁN HÀNG?
Bạn phải trở thành Thánh Content bán hàng hoặc phải thuê được Thánh Content bán hàng vì:
Để tăng doanh số bán hàng, để đẩy hết hàng tồn kho. Vì với cùng một số lượng người đọc, thì một Content hay sẽ cho tỉ lệ chuyển đổi cao hơn một Content bình thường, cao hơn nhiều so với một CONTENT dở.

Content đang lên ngôi, cho dù là ở Google hay trên Facebook. Facebook ưu tiên Content thú vị, cho nó tiếp cận nhiều người hơn, nên sẽ làm giảm chi phí quảng cáo, điều này tôi đã giải thích ở bài “Thấu hiểu giải thuật phân phối của Facebook.

Còn ở Google, Content hay sẽ giúp bài viết đứng ở thứ hạng cao trong danh sách tìm kiếm. Và do đó bạn vẫn tiếp cận nhiều khách hàng hơn, với chi phí thấp hơn. 

Tóm lại, Content hay sẽ giúp bạn bán được hàng và giảm chi phí tiếp cận khách hàng mới.

CẤU TRÚC CỦA MỘT CONTENT HAY
Để viết được Content hay đầu tiên chúng ta hãy khám phá cấu trúc của một Content hay
Theo quan điểm cá nhân của tôi một Content hay gồm có 3 phần:
– Ngôn từ hay
– Phép tu từ hay ( gồm cả phép tu từ vựng, ngữ nghĩa, câu). Có 2 phép làm tăng cảm xúc của người đọc đó là: phép sóng đôi và phép tương phản.
– Ý tưởng hay
1.NGÔN TỪ
Ngôn từ là từ ngữ diễn đạt thành lời, thành văn bản. Ngôn từ chính là vỏ bọc của nội dung. Ngôn từ hay sẽ giúp nôi dung hay hơn. Một vỏ bọc đẹp sẽ mang lại cho ngươi đọc ấn tượng hơn về giá trị. Tôi không  giỏi trong việc sử dụng ngôn từ, nên bây giờ vẫn còn phải học hỏi. Dùng từ tượng hình. Để viết CONTENT hay, bạn nên ưu tiên dùng từ tượng hình. Từ tượng hình là từ gợi lên hình ảnh trong tâm trí người đọc, từ tượng hình làm người đọc hình dung ra cảnh tượng chân thực trước mắt, do đó nó sẽ tác động mạnh mẽ trực tiếp lên cảm xúc của người đọc.Ví dụ. Thay vì nói: cô ấy buồn, Bạn sẽ nói: cô ấy rơi nước mắt. 
Thay vì nói anh ấy có nhiều tiền, bạn sẽ nói: anh ấy đếm tiền đến mỏi cả tay. 
Thay vì nói hồi hộp, bạn sẽ nói ‘tim đập thình thịch”Hãy thay thế và dùng từ tượng hình nhiều hơn trong bài viết. Làm cho vần. Bạn cũng có thể dùng phép tu từ ngữ âm: dùng điệp âm, điệp vần, điệp thanh. Nói nôm na là làm cho nó có vần, khi có vần thì thường gây được ấn tượng hơn, người ta dễ nhớ hơn.Tuy nhiên, thường thì người ta dùng vần ở tiêu đề, lời kêu gọi hoặc slogan. Nếu dùng nguyên bài thì nó thành thơ mất. Ví dụ tiêu đề vần:
2. PHÉP TU TỪ( MỆNH ĐỀ, CÂU)
Cái người ta hay dùng để làm nổi bật ý đó là ‘sóng đôi’ và tương phản.2.1 Sóng đôi: nghĩa là 1 cặp câu, cặp mệnh đề đều nhằm ám chỉ hay mang đến cùng 1 ý nghĩa. Phép sóng đôi nhờ lặp lại cùng ý nghĩa nên nó sẽ làm tăng gấp đôi cảm xúc của người đọc.
Ví dụ trích đoạn bài hịch tướng sĩ có đoạn sau:
Câu 1:“Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; 
Câu 2: chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn”Trong đó câu 1: ‘thấp thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất” là 2 mềnh đề sóng đôi cùng nói về ý ‘sự mất mát quyền lợi của lính cũng như tướng’.Câu 2 là sóng đôi của”gia quyến của ta bị tan” và “vợ con các ngươi cũng khốn” đều nói về mất mát tan rã của gia đình, người thân Cả câu 1, và câu 2 cùng sóng đôi và đều cùng nói về 1 ý nghĩa là sự mất mát bản thân và người thân.Mặc dù nói là sóng đôi, bạn vẫn có thể dùng sóng 3 sóng 4 … Như trên đầu bài mình giải thích thánh Content bằng nhiều mệnh đề liên tiếp: 
– đọc quảng cáo từ đầu đến cuối bài cho dù nó dài thế nào
– dừng xem tivi để đọc 
– dừng tán gẫu để đọc
– dừng làm việc để đoc
Tất cả đều nhằm 1 ý nghĩa, ám chỉ mức độ hấp dẫn của một CONTENT hay2.2 Phép tương phản: khác với phép sóng đôi, phép tương phản là nghệ thuật dùng 2 hình ảnh, 2 chi tiết đối lập để khắc họa đậm nét hơn 1 vấn đề nào đó, do đó làm tăng cảm xúc của người đọc.
Ví dụ đoạn văn tôi viết 3 năm trước:
Ưu điểm của những người trẻ
– Giàu năng lượng, đầy nhiệt huyết
– Tính sáng tạo cao, tư tưởng phóng khoáng
– Dũng cảm, gan dạ, xông pha
Nhược điểm
– Thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm dẫn đến thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn
– Thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực nên dễ bốc đồng
– Thiếu tài chính và thiếu lực lượng ủng hộ
Trong khi đó những người già dặn hơn có nhiều ưu điểm:
– Giàu kinh nghiệm
– Kiềm chế cảm xúc tiêu cực tốt hơn
– Sức ảnh hưởng lớn, đến từ mối quan hệ sau 1 thời gían dài làm việc
– Sức mạnh tài chính vì có quá trình dành dụm lâu năm
Nhưng bạn biết không, họ có những nhược điểm:
– Khó có thể sáng tạo, khó có thể học cái mới
– Năng lượng và tinh thần làm việc đã giảm sút. Không giàu nhiệt huyết như các bạn trẻ
– Hay sợ hãi: họ sợ thất bại, sợ mất những thứ đang có, sợ mất thể diện, sợ người trẻ vượt qua họ
Nếu bạn là người trẻ muốn vượt qua những người già dặn hơn, nếu bạn muốn đánh bại những thứ già cỗi lỗi thời.Hãy làm việc cho tôi!

Trong đoạn văn trên tôi đã dùng phép tương phản: ưu điểm với nhược điểm của người trẻ; ưu điểm vs nhược điểm của người giàu kinh nghiệm; ưu điểm của người trẻ với nhược điểm của người giàu kinh nghiệm. Từ đó làm nổi bật và kích thích tinh thần của người trẻ.

3. Ý TƯỞNG HAY
Ý tưởng bài viết, bao gồm:”viết cái gì”, viết thế nào, trình bày ý nào trước, ý nào sau, nên đưa thông tin gì, trình tự như thế nào…Nếu ngôn từ là lớp da của nội dung, phép tu từ là quần áo, thì ý tưởng là xương sống của nội dung. Bạn ko thể thành hình dạng của con người khi bộ xương của bạn là bộ xương của con cá. Ý tưởng sẽ quyết định cách dùng ngôn từ, cũng như phép tu từ. Ý tưởng thay đổi thì ngôn từ thay đổi.Ý tưởng chiếm hơn 70% sự thành công của bài viết bán hàng. Và nó là phần quan trọng nhất trong 3 yếu tố

Nhưng một bài viết có thể không cần dùng đến các thủ thuật trên mà vẫn hay, nếu như bản thân của nó đã có một Ý Tưởng Hay. Ý Tưởng Hay chiếm đến 70% sự thành công của bài viết. Trước khi khám phá các thành phần của một Ý Tưởng Hay, chúng ta hãy tìm cách đánh giá MỨC ĐỘ HAY của một bài viết.

MỨC ĐỘ HAY CỦA BÀI VIẾT – MỨC ĐỘ HAY
Có nhiều bạn rất sai lầm rằng khi bản thân đọc bài viết mà thấy thích thì cho rằng đây là bài viết hay. Và thế là mang lên website, đăng lên Fanpage, chạy quảng cáo .. Khi thấy ko hiệu quả thì nghi ngờ rằng: chắc mình target sai, chắc thao tác set ads của mình có gì sai.

Nên lưu ý bài bạn viết không phải dành cho bạn đọc, mà dành cho người khác, là đối tượng bạn nhắm đến, do đó để đánh giá khách quan mức độ hay của bài viết bạn phải để người đọc đánh giá.

Khi post một bài lên Facebook thì bạn có thể đánh giá mức độ hay bằng cách tính tỉ lệ sau:
MỨC ĐỘ HAY =(số comment + số share) / tổng số like x 100% -> MDH sẽ được tính theo %

Trong đó số comment là số người đã comment vào bài viết, không tính comment reply của bạn, và mỗi người chỉ được tính 1 comment. Bạn nên xem số comment Facebook báo trên bản desktop, ko nên xem trên điện thoại vì trên điện thoại Facebook tính cả luôn số comment reply

Nếu MỨC ĐỘ HAY =10% thì bạn đã có một bài viết hay, hay ở mức độ trung bình. Nếu tôi viết bài Content cho khách để chạy Facebook ads mà có tỉ lệ này thì OK rồi, cứ ung dung để đó, đơn hàng sẽ từ từ đến. Có một số ngành hàng đối tượng chuyên biệt hơn, khó tìm hơn, hoặc sản phẩm giá quá cao thì nếu có MDH từ 7-9% thì cũng OK rồi.

Nếu MDH >= 15%, bạn có bài viết hay ở mức trung bình khá-> Hay Hay
MDH >= 20%, mức độ khá → KHÁ HAY
MDH >= 25%, mức độ giỏi → RẤT HAY
MDH >= 30%, mức độ suất xắc → HAY TUYỆT VỜI
Nếu MDH>=50% thì hoặc là seeding, hoặc là QUÁ suất xắc. Cái này thì bạn chỉ cần đọc nội dung bài viết, và nội dung comment thì bạn sẽ xác định đc ngay.

Có 1 số lưu ý: công thức trên sẽ không còn đúng nếu bài viết ở dạng hỏi đáp / khảo sát vì người đọc sẽ comment để trả lời câu hỏi, nó cũng ko đúng với bài viết gây phẫn nộ vì người đọc sẽ comment để chửi rủa ^^. Lúc đó MDH cao nhưng bài viết không hay. 1 số báo online hay dùng chiêu này, viết bài gây phẫn nộ để dân chúng share lên Facebook rồi comment chửi rủa, cuối cùng làm tăng lượng view cho bài viết và cho tờ báo. Bạn cần xem sơ qua comment để loại bỏ các trường hợp ngoại lệ này khi đánh giá bài viết.

Có lẽ nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi: “tại sao ko đánh giá bài viết bằng tổng số cmt+share+like?”
Khi một bài viết tiếp cận nhiều người nó sẽ kéo theo nhiều like điều này có thể làm được khi đẩy tiền nhiều để chạy quảng cáo, hoặc bài viết được viết bởi người có uy tín, có mối quan hệ, hoặc bởi một thương hiệu được ưa thích nó sẽ có nhiều like hơn. Tuy nhiên chỉ nội dung hay mới khiến người đọc hành động tốn nhiều công sức hơn như comment và share. Tỉ lệ cmt+share/ like sẽ triệt tiêu đc số lượng tiếp cận nhiều ít, độ uy tín người viết, triệt tiêu luôn phần nhiều đối tượng ko phù hợp với chủ đề bài viết(vì họ ko like, ko comment luôn nên ko ảnh hưởng đến nhiều đến chỉ số). Vì vậy nó phản ánh sát sao cái chất của bài viết.

Giờ bạn có trong tay 1 công cụ, giờ hãy quay lại đánh giá 1 số bài viết của các copywriter, cũng như của chính bạn. Bạn hoàn toàn có thể đánh giá bài viết trên Fanpage hoặc ngay tại Facebook profile. Con số ko biết nói dối. Nó luôn chỉ ra sự thật. Nếu người nào có nhiều bài viết mà MDH>=10% thì đó là người viết hay.
Nếu bạn là một copywriter hãy dùng công thức trên để đánh giá lại khả năng viết của mình. Hành trình để trở thành người giỏi trong bất cứ lĩnh vực nào luôn bắt đầu bằng việc nhận ra sự thật rằng mình chưa giỏi!

Giờ chúng ta qua phần cốt lõi – Ý Tưởng Hay.
Một ý tưởng hay được tạo nên bằng chất gì? Theo quan điểm cá nhân của tôi, Ý tưởng hay được tạo nên từ những yếu tố sau:
1.Khác biệt
2.Giá trị
3.Cuốn hút
4.Trải nghiệm
5.Cảm xúc
6.Lý trí
7.Thú vị

Chúng ta sẽ điểm qua từng yếu tố một
1. KHÁC BIỆT
Quảng cáo là phải sáng tạo. Sáng tạo thì phải khác biệt. Khác biệt giúp người đọc dễ dàng nhận ra bài viết của bạn trong một thế giới đầy ắp thông tin như hiện nay. Khác biệt giúp người ta dễ dàng nhận ra, dễ dàng bị ấn tượng và dễ dàng nhớ đến nó.
Não người không thể lưu những thứ giống nhau. Nếu một thứ đã chiếm một đc 1 nơi trong tâm trí, không có chỗ cho những thứ giống như vậy nhét vào. Vì chỉ có 1 chỗ cho 1 thứ duy nhất.

Giờ chúng ta hãy lấy ví dụ từ những bài post lên isocial để bạn dễ hiểu nhé. Tôi sẽ chọn ra 3 bài của 3 tác giả khác nhau có MDH cao nhất và có số like nhiều nhất. Số like nhiều thể hiện nó được đông đảo người đọc quan tâm, vì vậy dễ hiểu hơn với đa số.

Bài thứ 1 tôi thấy là phần 1 Thánh Content với số like 1.300; comment: 373. MDH = 28.6% => mức độ RẤT HAY ( may quá ! nếu viết phần 1 Thánh Content mà MDH<= 10%, chắc độn thổ nghỉ viết tiếp phần 2 luôn quá!)
Link: https://www.facebook.com/groups/congdongisocial/permalink/768843666604741/

Bài thứ 2 tôi thấy là bài: “Chia sẻ những vấn đề cơ bản khi chạy quảng cáo Facebook cho NEWBIE” của bạn Lê Nguyễn Toàn. Like: 1200, comment: 448. MDH = 37% => HAY TUYỆT VỜI
Link: https://www.facebook.com/groups/congdongisocial/permalink/773434699478971/

Bài thứ 3: Từ số vốn 80k, sau 1 năm khởi nghiệp làm cách nào tôi kiếm lãi được >150tr/tháng ? của bạn Nguyễn Hiền. Có 4200 like, 900 comment. MDH = 21% => KHÁ HAY

Bạn có thấy sự khác biệt gì ở 3 bài viết trên không? Có đó. Rất rõ ràng!
Bài thứ 1 Thánh Content nói về cách trở thành Content ads, hướng dẫn bạn những thủ thuật xử lý ngôn từ, tu từ mà bạn chưa từng thấy trước đây.

Bài thứ 2 của bạn Nguyễn Toàn chia sẻ về vấn đề cơ bản khi chạy quảng cáo, mới đầu tôi nghĩ nó ko có gì mới, nhưng khi đọc thì mới thấy cách target của bạn ấy khá khác biệt và khá hay, Ví dụ thì dễ đơn giản dễ hiểu, người đọc cảm thấy có thể làm đc. Bài ở mức HAY TUYỆT VỜI.

Bài số 3 của bạn Nguyên Hiền: giữa những bài viết theo phong cách hướng dẫn thì bài này lại kể một câu chuyện ( khác biệt trong cách diễn đạt), một câu chuyện có chưa bài học khác biệt: tạo ra trend chứ ko bám trend, khởi nghiệp bằng SEO ( trong khi đa số đều đang khởi nghiệp bằng Facebook ads).

Một bài khác biệt thì chưa chắc đã hay, nhưng một bài viết hay thì chắc chắn phải khác biệt.

Nếu Mức Độ Hay <10% có nghĩa là bài viết chưa được hay, và chúng ta cần cải thiện nội dung bài viết. Tôi cũng chỉ ra ở một Content hay luôn có sự khác biệt, vì vậy bước đầu tiên bạn cần tạo đc sự khác biệt cho nó. Khác biệt với content của đối thủ, và cũng phải khác biệt với Content của chính bạn ở thời điểm trước.

Nếu bạn là người chuyên tạo nội dung, bạn có thể sẽ gặp phải vấn đề: bí đề tài, tạo ra một nội dung thì dễ, tạo ra 1 chục nội dung thì bắt đầu khó và bị bí chủ đề. Tạo đc sự khác biệt cho nội dung là cứu cánh cho dân Content.

Nhưng làm bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp nhưng tôi sẽ giới thiệu bạn 1 vài phương pháp thông dụng, dễ áp dụng

1. Thay đổi điểm nhấn trong bài viết.

Giả sử bạn viết về sản phẩm có 5 ưu điểm. Bài đầu tiên bạn có thể viết về 5 đặc điểm trong 1 bài dài 500 từ, bài thứ 2 trở đi bạn có thể chỉ nhấn 1 đặc điểm trong đó mà thôi cũng với bài viết 500 từ (5 đặc điểm viết đc 5 bài khác nhau). Người đọc sẽ ấn tượng rất mạnh nếu bạn tập trung nói về 1 đặc điểm đó. Dĩ nhiên 500 từ của bạn phải cô đọng xúc tích, nghĩa là bạn phải có nhiều ý để chứng mình cho 1 đặc điểm đó, chứ ko phải thêm từ vô nghĩa vào cho đủ số lượng.

Ví dụ cụ thể: có 2 cô gái thi đua xem ai là người được nhiều chàng trai muốn làm quen nhất. 1 cô tên Hoàn Hảo có 5 ưu điểm: xinh đẹp, thông minh, nhà giàu, gia đình quyền thế, hiền lành& nết na. Và 1 cô tên Chỉ Đẹp: chỉ có ưu điểm duy nhất là xinh đẹp.

Bài viết giới thiệu về cô Hoàn Hảo được viết như sau:
“Tôi tên Hoàn Hảo. Ai cũng nói tôi xinh đẹp, tôi đạt giải hoa khôi trường trung học phổ thông, rồi đạt danh hiệu hoa hậu ảnh toàn quốc năm 2015. Tôi được người ta đánh giá là thông minh và học giỏi, trong các năm học đại học tôi luôn nằm trong danh sách sinh viên nhận được học bổng của trường. Nhà tôi giàu lắm, ba tôi có là người giàu thứ 2 của nước Việt Nam, tôi và chị Hai tôi mỗi người sở hữu 2 village trong khu Phú Mỹ Hưng, 2 resort tại Nha Trang. Ba tôi là anh em con dì với bộ trưởng ngoại giao, bạn thân của bác Phạm Nhật Vượng Vincom. Ba tôi giáo dục con rất kỹ. Tôi được nhiều người biết đên với tính cách hiền lành, nhu mì,thân thiện. Hàng xóm đều khen tôi: “con nhỏ này người đã đẹp mà lại nết na, cả TP này tìm đâu ra một người như vậy. Ai quen được cô thì thật là có phúc”.

Bạn có ấn tượng với cô Hoàn Hảo ko? Bạn có muốn làm quen với cô ấy ko? Đứng trước đối thủ mạnh như vậy Cô Chỉ Đẹp có thể thu hút đc chàng trai nào hay ko? Nếu bạn lại bịa thêm cho Cô Chỉ Đẹp vài ưu điểm mà Cô Hoàn Hảo đã có thì sẽ ko gây đc ấn tượng vì nó ko khác biệt. Hãy tập trung vào 1 ưu điểm vốn có của Cô Chỉ Đẹp. Giờ hãy thử viết bài giới thiệu cho Cô Chỉ Đẹp xem có thể cứu cô ấy ko nhé.

Tôi tên Chỉ Đẹp. Tôi đã nổi tiếng vì sự xinh đẹp. Lúc sinh ra các bác sĩ, y tá đều khen nức nở: “sao con bé xinh thế”. Năm tiểu học, các bạn nam lớp bên cạnh giờ ra chơi đều qua làm quen với tôi. Năm 15 tuổi mỗi khi ra đường tôi đều phải bịt mặt, vì nếu tôi không che mặt thì rất nhiều đàn ông đi ngược chiều đối diện sẽ nhìn chằm chằm vào tôi đến ngẩn ngơ và bị tai nạn, những người đi xe thì tông xe phía trước, những người đi bộ trên lề thì hay va phải cột điện hoặc lọt cống. Năm 18 tuổi tôi đạt giải Hoa Khôi của Trường, năm 20 tuổi tôi đạt giải Hoa Hậu ảnh của Thành Phố HCM. Mỗi lần tôi đăng ảnh trên Facebook thì có hơn triệu lượt share, triệu comment, trong đó 80% comment thường là “xinh thế”, “xinh quá”, 10% thường là “i love you”, 6% nói: “ôi đẹp chết đi được”. 4% còn lại nói : “tôi sẽ chết vì em”

Giờ bạn có ấn tượng với Cô Chỉ Đẹp hay ko? Giữa Cô Hoàn Hảo và Cô Chỉ Đẹp, bạn sẽ làm quen cô nào? Hãy comment thật lòng để tôi xem có thể cứu đc Cô Chỉ Đẹp dành lấy nhiêu % thị phần nhé. Mặc dù đây là câu chuyện vui, nhưng nó minh họa rằng, tập trung vào 1 điểm sẽ giúp người đọc ấn tượng hơn.

2. Thay đổi góc nhìn về sản phẩm.

Mỗi lần thay đổi góc nhìn về sản phẩm bạn sẽ có 1 ý tưởng khác nhau. Có rất nhiều góc nhìn:

– Nhìn từ góc độ người sản xuất: để chứng mình về chất lượng ban có thể kể ra về quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, để tạo ra sản phẩm như thế nào để đảm bảo chất lượng, nguồn hàng lấy từ đâu (Trung Quốc, Nhật, Việt Nam..), giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng
– Nhìn từ góc độ của người bán hàng: bạn có thể nói về sản phẩm bằng cách mô tả: khách hàng mua nhiều sản phẩm này như thế nào, làm cho nó hết hàng ra sao, bị thiếu hàng để bán như thế nào.
Nhìn từ góc độ sản phẩm: bạn sẽ phân tích đặc tính sản phẩm, chất lượng, giá cả, ích lợi như thế nào
– Nhìn từ góc độ khách hàng: bạn có thể viết về những Feedback của khách hàng, ích lợi khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm ra sao
– Nhìn từ góc độ thời gian: thời gian sản xuất mất bao lâu(ví dụ rượu càng để lâu càng ngon và thu hút khách), sử dụng sản phẩm trong bao lâu, tiết kiệm đc bao nhiêu thời gian cho khách hang nếu dùng sản phẩm
– Nhìn từ góc độ lý tính: lợi ích có thể thấy bằng việc phân tích logic tính năng của sản phẩm
– Nhìn từ góc độ cảm tính: lợi ích mang đến về mặt cảm xúc cho khách hàng: tự tin, an toàn, tự hào, đẳng cấp, hạnh phúc…
– Nhìn từ góc độ tài chính: tiết kiệm được cho khách hàng bao nhiêu tiền, giúp khách hàng kiếm thêm được bao nhiêu tiền, thanh toán dễ dàng như thế nào (như trả góp)..
– Góc độ giáo dục: giúp người đọc có thêm 1 số hiểu biết hữu ích, ví dụ bạn viết về hướng dẫn cách làm da mặt ko bị mụn, hướng dẫn cách phối đồ, hướng dẫn chọn quần áo sao cho phù hợp với chiều cao khách hàng… sẽ có rất nhiều cái cần hướng dẫn tùy vào ngành nghề bạn viết.
– Góc độ nhân quả – nguyên nhân & kết quả: bạn có thể viết 7 lí do khách hàng chọn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn ( nguyên nhân), hay bạn có thể viết về: 5 điều khách hàng hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn ( kết quả)
– Góc độ sức khỏe: Sản phẩm dịch vụ của bạn giúp ích cho sức khỏe khách hàng như thế nào. Cái này có thể dùng chosản phẩm dịch vụ liên quan như mỹ phẩm, đồ ăn, đồ uống, công nghệ, máy lạnh, quần áo lót, đồ chơi…
Có rất nhiều góc độ mà tôi chỉ liệt kê được bấy nhiêu:).

Miranda Kerr for Royal

3. Thay đổi cách diễn đạt: bạn có thể dùng cách viết của

– Liệt kê: đây là phương pháp nhiều người đang dùng hiện nay, ngắn gọn, xúc tích. Mỗi ý là 1 đầu dòng
– Kể chuyện: Nếu bạn hay dùng phương pháp liệt kê thì thỉnh thoảng hãy chuyển sang phương pháp kể chuyện, mọi người đều yêu thích nghe chuyện, với điều kiện câu chuyện phải hấp dẫn. Bạn nghĩ kể chuyện ko thích hợp với bán hàng ? sai lầm nhé.

Ví dụ:
Sáng sớm hôm kia có 1 khách hỏi shop:
”shop ơi, nếu mình giới thiệu khách lớn cho shop, shop giảm giá cho mình cái váy đó nhé. Là khách quen của shop, biết shop bán hàng chất lượng, cũng ko muốn kì kèo này nọ nhưng vì mình thích cái váy đó quá mà khả năng tài chính thì ko đủ. Chị ấy đang tìm nguồn hàng, sẽ mua ít nhất từ 100 cái trở lên”.
Thực sự em rất bất ngờ với trường hợp như vậy. Bán hàng thì thật vui khi đc khách hàng khen và giới thiệu thêm khách mới.
Thế là em nhập thêm đầy đủ số lượng và size của mẫu váy ấy ạ. Hình bên dưới, đẹp chuẩn ko cần chỉnh luôn ạ.
Để đặt hàng các chị gọi hotline hoặc inbox, comment cho em nhé.

– Nhân hóa: hóa thân vào sản phẩm, cho nó có đặc tính con người. Thay vì bạn viết với tư cách copywriter hoặc chủ shop, thì bạn có thể tưởng tượng mình là sản phẩm, và nói về sản phẩm như tâm sự nói về bản thân mình. Điều này làm cho bài viết trở nên thú vị hơn cho người đọc.

– Làm thơ: dù hiện nay ko nhiều người thích thơ nữa, tuy nhiên nếu bạn làm thơ vài câu đầu, 2 đến 3 câu, hoặc làm cho vần như vè, như rap, thì bạn cũng thu hút sự chú ý của người đọc, để người ta đọc xuống phía dưới

4. Thay đổi cách tiếp cận: có nhiều cách tiếp cận sản phẩm và dịch vụ.

Loạt bài viết “ĐỂ TRỞ THÀNH THÁNH CONTENT BÁN HÀNG” có cách tiếp cận khác với những bài viết về Content khác. Các bài viết khác thường hướng dẫn bạn: phải hiểu khách hàng như thế nào, xác định mục đích bài viết, thể loại bài viết. Trong khi bài viết này của tôi đi theo một hướng khác: đặt ra tiêu chuẩn cao (Thánh content) của bài viết hay, Phân tích xem trong bài viết hay thường có yếu tố gì, rồi mới hướng dẫn người đọc tạo ra yếu tố đó. Đó là cách tiếp cận khác biệt.

1 số cách tiếp cận bạn có thể dùng:
– Nếu vấn đề trước, rồi chỉ ra sản phẩm như là giải pháp của vấn đề
– Đặt tiêu chuẩn cao rồi chỉ ra sản phẩm là giải pháp để có đc tiêu chuẩn cao đó
– Bắt đầu bài viết bằng cách viết ra lợi ích của sản phẩm từ tổng thể rồi mới đến từng lợi ích chi tiết của sản phẩm /hoặc ngược lại viết từ chi tiết nhỏ cảu sản phẩm rồi mới nói tới những lợi ích tổng thể
– So sánh sản phẩm với loại thông thường để làm nổi bật giá trị sp. Tivi thường so sánh bột giặt tide, omo với sản phẩm “thông thường” khác
..và còn nhiều nữa…

5. Dùng thủ thuật sao chép sáng tạo.

Nếu bạn đã dùng hết các phương pháp trên thì hãy dùng tới phương pháp này. Phương pháp này đã từng tạo ra những sáng tạo vĩ đại của thế giới. Nay chúng ta dùng sáng tạo trong content.
Sáng tạo sao chép là phương pháp sao chép ý tưởng từ 1 nơi khác để tạo ra một sáng tạo đột phá cho 1 sản phẩm/ 1 nội dung. Đọc đến đây có lẽ bạn sẽ thắc mắc, tại sao đi copy mà lại gọi sáng tạo, có lộn ko vậy?

Bạn chưa biết iphone là sự sáng tạo nhờ sao chép tính thẩm mỹ vào ngành công nghệ, Trước đó chưa từng ai làm điện thoại có thiết kế đẹp, chưa từng dùng font chữ nghệ thuật trong công nghệ. Steve Job chỉ mang tính thẩm mỹ vào ngành công nghệ. Ví dụ khác,võ thuật trung quốc hay có nhiều món võ như Hổ Quyền, Xà Quyền. Đó là môn võ mà võ sư sao chép tư thế của con hổ, con rắn. Hay như công nghệ máy tính hiện nay là sự sao chép của cách con người xử lý thông tin: input → xử lý → output. Bộ não con người có trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn thì tương ứng hệ thống máy tính thì sẽ có Ram .(ngắn hạn), Ổ cứng( trí nhớ dài hạn). Những thứ đó ko phải ngẫu nhiên đc sáng tạo ra mà dựa trên hiểu biết về con người tại thời điểm đó, sao chép nó vào ngành công nghệ mà thôi.

Vậy sử dụng thủ thuật này để sáng tạo nội dung như thế nào?
Để mang về sự sáng tạo, bạn chỉ có thể sao chép từ những ngành khác, sản phẩm khác, hoặc thể loại nội dung khác. Nếu sao chép từ nội dung cùng ngành, cùng loại sản phẩm thì ko tạo ra kết quả sáng tạo nào, mà còn bị ném đá và report vì bản quyền.

Bạn có thể sao chép từ ý tưởng, tiêu đề, câu nói, cách diễn đạt … từ nguồn thông tin hay (bài viết hay, bài hát hay, phim hay, câu nói hay của nhân vật nổi tiếng) về bài viết của bạn. Tôi lên trang chủ dantri.com thì thấy được những tiêu đề về phần da khá hay nhu sau:

– Những thông tin về Lão Hóa Da nhất định bạn phải biết”
– 7 cách hiệu quả giúp điều trị Rạn Da sau sinh
– Đột phá mới giúp cải thiện Rạn Da, Da Chảy Xệ
– 6 thông tin bạn không thể bỏ qua về Rạn Da

Giờ chúng ta có thể sao chép ý tưởng đó cho bài của mình:

– Những thông tin về du lịch Vịnh Hạ Long nhất định bạn phải biết ( → quảng cáo du lịch)
– 7 cách hiệu quả giúp trị thâm triệt để
– Đột phá mới giúp cải thiện trình độ anh ngữ đến kinh ngạc. Chỉ có tại TÊN_TRUNG_T M_ANH_NGỮ (dạy tiếng Anh)
– 6 thông tin bạn không thể bỏ qua về cách tạo ra trăm đơn mỗi ngày ( dịch vụ facebook ads)

Để tạo được kết quả hay thường nguồn thông tin của bạn cũng phải hay, và đối tượng bạn chọn để sao chép phải hợp lý nội dung bạn định viết. Nhu vậy nó cần 1 quá trình tìm kiếm nguồn thông tin, và suy nghĩ đã chọn lựa đối tượng để sao chép: ý tưởng, tiêu đề, cách diễn đạt, 1 câu nói…

Bạn ko nên sao chép của các đối thủ trong ngành, vì dễ gây nhàm chán với người đọc và có nguy cơ bị report về bản quyền.
Tôi còn 13 phương pháp nữa để sáng tạo, nhựng do tài nghệ chưa thông nên chưa chia sẻ đc, phải luyện tập tiếp, hi vọng có thể chia sẻ cho bạn trong thời gian tới.

Bạn đã có nhiều phương pháp tạo sự khác biệt cho nội dung của mình, nó sẽ giúp khách hàng dễ nhận biết và ấn tượng hơn. Khác biệt là điều kiện đầu tiên để một nội dung trở nên hay. Nhưng vẫn chưa đủ, nội dung khác biệt sẽ hay nếu nó cung cấp cho khách hàng GIÁ TRỊ.

Ở phần trước bạn đã biết được có 4 loại giá trị
+ Giá trị sản phẩm:
+ Giá trị giải trí
+ Giá trị hiểu biết
+ Giá trị cảm xúc

GIÁ TRỊ SẢN PHẨM:
Để làm Content hay hơn chúng ta sẽ đưa các loại giá trị ở trên vào Content. Thông thường nhất chúng ta hay làm đó là làm nổi bật giá trị sản phẩm. Để làm nổi bật được giá trị sản phẩm những gì bạn nói phải hướng đến nhu cầu của khách hàng/ những mong muốn ẩn sâu bên trong khách hàng (insight) , đồng thời phải đảm bảo những gì bạn nói đủ khác biệt. Nếu không khác biệt thi nó sẽ nhàm chán, lúc đó thì không có giá trị nào của sản phẩm được khách hàng cảm nhận.

Ví dụ bạn bán đồ thời trang nữ: có thể bạn rất tâm huyết, đầu tư nhiều công sức thiết kế, đầu tư thuê người mẫu chụp ảnh, đầu tư thuê studio dàn phong cảnh, chụp xong thì designer lại bỏ thêm mấy ngày dùng photoshop để cà cà cho ảnh thêm hoàn hảo.

Có xong ảnh rồi bạn lại viết nội dung nhảm nhảm một cách rất tâm huyêt như: “Đây là mái nhà của trang phục mang chủ đề thiên nhiên gắn liền với phong cách đương đại. Với tình yêu dành cho văn học, thiên nhiên và điện ảnh các bộ trang phục do chúng tôi làm ra đều đến từ thiên nhiên …..”

Khách hàng chẳng quan tâm bạn nghĩ gì, bạn làm gì. Bạn có tâm huyết gì hay yêu điều gì thì.. Mặc xác bạn. Họ chỉ quan tâm:”Tôi mặc đồ này có đẹp không”, “tôi có thể hiện được phong cách của mình khi mặc bộ đồ này ko?”, “cái này mặc vào có mát có dễ chịu không”, “mình mặc vào người xung quanh có khen mình không hay lại chê cười mình”. Khi muốn mua rồi họ lại quan tâm tiếp: “mua cái này có rẻ hay không”, mua xong lũ bạn mình có chê cười mình là mua đồ mắc không”, “chất vải có bền không”, “ chỗ này bán hàng uy tín ko đây”…

Như vậy khi viết nôi dung bạn phải nhấn vào những thứ khách hàng quan tâm đến, tạm thời bỏ cái tôi của bạn đi, bỏ cái tâm huyết của bạn ra nếu nó không cùng hướng với những gì khách hàng quan tâm.

Bạn sẽ viết lại nội dung như sau:
“Xinh đẹp, quyến rũ, khiến bao chàng phải mất ngủ..”, hoặc
“Xinh tôn dáng, mặc đáng đồng tiền..”, hoặc
“Đã nhìn là thấy mê, đã mặc thì đẹp khỏi chê…”
Làm nổi bật giá trị sản phẩm cũng có thể giúp bạn bán được hàng rồi. Tuy nhiên để hay hơn hoặc cuốn hút hơn bạn có thể đưa thêm giá trị giải trí vào content.

GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ:
Để đưa được giá trị giải trí chúng ta có thể dùng cách kể chuyện hoặc đưa tính hài hước vào content. Con người thích nghe kể chuyện và cảm thấy vui thấy thích khi được chọc cười.
Ví dụ đoạn sau:
Anh yêu! Anh nhớ uống tinh bột nghệ nhé!
– Em có để tinh bột nghệ pha sẵn mật ong để ở trong tủ, khi thức dậy anh nhớ uống 3 muỗng em để trong ly nhé. Em có để pha sẵn mật ong nghệ vào trong cái lọ nhỏ có nắp màu trắng, anh nhớ mang theo khi đi làm để trưa còn dùng. Nếu anh nhớ lời em dặn dùng đều đặn 3 lần mỗi ngày thì hết tuần này bao tử anh sẽ khỏe lại ngay!

– Tối nay không được đi nhậu nữa nhé, phải về nhà sớm với em. Còn nhậu là bệnh bao tử ko trị được đâu. Ngoan thì em thương, không thì tối nay em cho ngủ ngoài đường đó!

– Hôm qua, em có dặn chị Thảo giao thêm 500g tinh bột nghệ nữa. Hai vợ chồng mình xài hao ghê. Mà phải nói là nghệ với sữa chua giảm cân tốt quá. Em mới uống có 2 tuần là giảm được nửa ký. Mà tại anh hết đó, hồi xưa chưa lấy anh thì em mi nhon, eo thon. Sau khi lấy anh 1 năm mà eo thon thành ra eo bánh mì thế này.

– Anh yêu! Hôm nay anh về sớm nấu cơm nha. Chồng tốt là người chồng biết nghe lời vợ. Chiều nay em phải chạy qua con bé em cho nó 2 hộp kem mụn và kem dưỡng. Từ khi uống tinh bột nghệ để giảm cân thì da lại mịn hẳn ra, cũng ko còn bị mụn nên em ko cần dụng nữa,cho nó để nó xài.

– Em đi làm đây, nhớ mấy thứ em dặn nha anh xã. Yêu anh nhiều, chụt chut chụt…
————————–—————
Đọc đoạn trên bạn cảm nhận được điều gì?
+ Tinh bột nghệ + mật ong trị được bệnh bao tử
Tinh bột nghệ + sữa chưa giúp giảm cân

Đó là giá trị sản phẩm

Còn gì nữa? Bạn còn cảm thấy vui vui hoặc thích thú khi nghe câu chuyện của vợ chồng trên. Bạn đọc hết bài mà không có cảm giác chán nản, ko có cảm giác như đọc bài quảng cáo. Một số bạn cảm thấy nó thú vị, thích thú. Dù bạn ko mua sản phẩm bạn cũng cảm thấy đáng để bỏ thời gian đọc nó, share nó. Đó là giá trị giải trị.

GIÁ TRÍ HIỂU BIẾT:
Bạn cũng có thể đưa giá trị hiểu biết vào content. Bạn có thể mang kinh nghiệm của bản thân vào đó. Khi đọc được những kinh nghiêm thực tế, những hiểu biết khách hàng cảm thấy tin tưởng vào khả năng của bạn, vào khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt của bạn. Từ đó dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn.
Hãy xem ví dụ sau:
————————–———
TÔM KHÔ nhà Bà Quyên đặc biệt thế nào?
Tôm khô Nhà bà Quyên- tôm khô truyền thống gia đình . Có kinh nghiệm làm tôm khô hơn 30 năm. Tôm đất thiên nhiên, tự sinh, tự sống, vừa bắt lên còn tươi thì luộc liền, luộc trong lửa thật to để vỏ tôm phồng ra, ko sát vỏ.Còn giữ được vị ngọt của con tôm tươi. Nắng sáng vừa lên là mang ra phơi, banh mỏng từng con, trở đều, đến khô cong, rồi mới đem “đập”. Như vậy con tôm khô đều, thơm nắng. Đập tôm phải dứt khoát nện mạnh từng cái để vỏ tôm bong ra, rồi ngồi bóc “còi” từng con ( còi là phần chân và râu tôm khi đập còn vướng lại trên con tôm). Nói thì nhanh nhưng banh phơi từng con, bóc còi từng con, lâu lắm, có như vậy thì con tôm mới ngon, thơm, và ngọt thịt.
————————–—-
Bạn cảm nhận được điều gì sau khi đọc đoạn văn trên?
Đó là kinh nghiệm thực tế của dân chuyên đánh bắt và làm tôm khô. Đoạn văn nói về cách làm sao để làm tôm khô mà giữ được vị ngọt của tôm, vừa thơm, vừa ngon vừa ngọt. Sau khi đọc đoạn văn trên bạn sẽ tin rằng đây chính là người làm tôm khô chuyên nghiệp, mua tôm của người này thì ăn sẽ ngon và ngọt thịt. Thế là bạn sẽ mua hàng thôi. Đoạn văn trên là trích đoạn trong bài quảng cáo mình chạy facebook ads bán tôm khô cho khách, và đã thu được kết quả rất tốt.

GIÁ TRỊ CẢM XÚC:
Để mang lại giá trị cảm xúc bạn sẽ đánh vào những loại cảm xúc sau: vui sướng, tự hào, tin tưởng, cảm động, đồng cảm, thích thú, sợ hãi, tức giận, buồn, chán ghét, hi vọng.
Hãy xem ví dụ 4 câu thần thánh này của tôi – thứ đã lan truyền trên nhiều page bán bikini và mỹ phẩm:
————————–
Đã tắm thì phải trăm người ngắm
Đã bơi thì phải xinh ngất trời
Đẵ mặc bikini thì phải thật sexy
Bạn sẽ làm được như trên nếu diện những mẫu bikini HOT dưới đây
————————–
Tại sao các bạn nữ thấy 4 câu trên hay?
Vì nó mang lại nhiều cảm xúc cho bạn và cả giá trị giải trí

– Bạn có cảm thấy vui sướng không? Có vì bạn tưởng tưởng ra cảnh khi mặc bikini bơi được nhiều người nhìn ngắm. Bạn tưởng tưởng ra được là nhờ tôi đã dùng từ tượng hình, cái đã nói ở phần đầu tiên của Thánh Content: “tắm”, “bơi”, “trăm người ngắm”, “xinh ngất trời”.

– Bạn có cảm giác tự hào không? Có vì người đàn ông sẽ tự hào vì sức mạnh hoặc mức độ thành công của mình, còn người phụ nữ thì tự hào vì sự xinh đẹp của họ.

– Bạn có cảm giác thích thú không ? Có vì tôi có chút phóng đại, nên đọc lên bạn có cảm giác hài hước. Sự phóng đại đó là” Trăm người ngắm”, “ngất trời”. Thật ra có 1 vài người để ý và khen đẹp là bạn vui rồi nhưng ở đây thì tới trăm người lận, hơi lố 1 chút, xinh thì mức độ cao đến “ngất trời” chứ ko phải độ vừa. Những gì hơi lố thì bạn sẽ có cảm giác nó hài hước → thấy thú vị.

– Bạn có cảm giác hi vọng không? Có! Bạn sẽ hi vọng làm được như trên nếu diện những mẫu bikini ở phía dưới bài. Muốn mình thật xinh đẹp quyến rũ luôn là hi vọng của người phụ nữ.

– Bạn có cảm giác đồng cảm không? Có vì bạn có cùng một cảm giác giống như vậy khi đọc lên 3 câu đầu
Giá trị giải trí ở chỗ nào? 3 câu đầu đọc như đọc thơ vì nó có vần, rất dễ đọc, rất dễ nhớ, đọc xong thấy thích thú. Đó là giá trị giải trị.

Như vậy vừa giải trí, vừa cảm xúc mà lại có nhiều loại cảm xúc do đó bạn thấy hay!

Bạn chỉ cần đưa nhiều hơn 2 loại cảm xúc hoặc nhiều hơn 2 loại giá trị là content đã hay rồi!

Như vậy chúng ta đã biết làm cách nào để đưa giá trị vào Content để cho nó hay hơn. Phần sau chúng ta cùng nghiên cứu xem làm thế nào để Content cuốn hút!

[ĐỂ TRỞ THÀNH THÁNH CONTENT PHẦN 6]

– Ở phần 1 của loạt bài viết này tôi đã định nghĩa, Content hay phải là Content cuốn hút để người đọc đọc từ đầu đến cuối, cho dù nó dài thế nào. Nó phải cuốn hút đến nỗi người đọc phải dừng xem tivi để đọc, dừng tán gẫu để đọc, dừng các hoạt động khác để tập trung việc đọc. Vì nếu họ bị sao lãng mà không tiếp tục đọc thì cho dù bài viết có giá trị gì đi nữa thì họ cũng đâu có cảm nhận gì đâu!

– Bạn nên nhớ khách hàng không đọc bài viết thì không bao giờ mua hàng, không đọc thì không thuyết phục bởi lí lẽ của bạn, không đọc thì không bao giờ có hành động như bạn mong muốn ( like, comment, chia sẻ, tag bạn, để lại email, số điện thoại..). Công sức bạn viết ra còn có tác dụng gì nữa?

– Như vậy yếu tố cực kỳ quan trọng của bài viết đó là tính cuốn hút. Nó phải cuốn hút người đọc đọc từ đầu đến cuối bài. Đây là tính bắt buộc của nội dung.

– Vậy thì dùng cách gì để người ta đọc hết nôi dung của bạn từ đầu đến cuối?
Câu đầu tiên của nôi dung – là tiêu đề – phải thu hút để người đọc phải đọc câu thứ 2. 
Câu thứ 2 phải hấp dẫn để người ta đọc câu thứ 3. 
Câu thứ 3 phải hấp dẫn để người ta đọc câu thứ 4 
….cho đến khi đọc hết đoạn đầu tiên của bạn

– Khi người ta đọc hết đoạn đầu của nội dung họ sẽ có 1 cái trớn để đọc tiếp. Từ đoạn thứ 2 bạn không còn cần hấp dẫn từng câu chữ nữa, mà chỉ cần đoạn văn đó mang lại giá trị: càng nhiều loại giá trị càng tốt nhưng cần ít nhất là 1 trong 4 loại giá trị mà tôi đã đề cập ở bài trước. Đó là: giá trị sản phẩm, giá trị giải trí, giá trị hiểu biết, giả trị cảm xúc. Dĩ nhiên cách tốt nhất là câu đầu của một đoạn phải có khả năng dẫn người ta đọc câu kế tiếp ! Nếu áp dụng được kỹ thuật này thì bài viết của bạn dù dài thế nào người ta cũng đọc hết. Đó là điều kiện đầu tiên của một nội dung gây ảnh hưởng

– Nhưng chúng ta sẽ dùng kỹ thuật gì để làm được điều trên ?
Hãy đánh vào:
Trí tò mò của độc giả. Con người khi sinh ra đã có 1 trí tò mò, nó giúp họ tìm hiểu thế giới nhận diện được thứ gì là thức ăn, thứ gì là kẻ thù để tránh. Nêu quan sát bạn sẽ thấy một đứa trẻ thứ gì nó cũng bỏ vô miệng, múc đích là xem có ăn được ko. Thấy thứ gì mới là nó cũng chộp lấy, bỏ vào miêng nếm thử, rồi đập đập.

Trí tò mò giúp nó khám phá thế giới. Trí tò mò là một trong những bản năng giúp con người tồn tại. Và nhờ nó mà con người khám phá thế giới, nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra những thứ tuyệt vời. Ai cũng có trí tò mò, hãy cuốn hút người đọc bằng trí tò mò của họ

– Lợi ích: con người luôn muốn nhận được lợi ích. Để tồn tại con người luôn đánh hơi được lợi ích và hướng tới nó. Dùng miếng mồi là lợi ích bạn sẽ câu được độc giả đọc bài của bạn. Tuy nhiên người chính trực và người không chính trực khác nhau ở chỗ, người chính trực dùng mồi câu thật, những gì có nói trong bài viết hay tiêu đề chính là những thứ độc giả nhận được thật. Còn đối với người không chính trực, những gì nói ở tiêu đề chỉ đơn giản là mồi câu mà không phải giá trị thật. Nó thường là mong muốn tột cùng của độc giả, là mong muốn cao nhất và lí tưởng chứ không khả thi.

Ví dụ: “bí quyết để trở thành triệu phú USD trong 1 năm, bí quyết để có 1000 đơn/ ngày, tối ưu ads để được 100 đơn/ ngày

Nếu bạn không tin thì hãy tìm đọc tất cả những thứ có tiêu đề như trên, sau đó áp dụng rồi cho tôi biết kết quả.

Dĩ nhiên bạn biết rồi, nói điều độc giả mong muốn và không khả thi thì dễ dàng và hấp dẫn hơn nhiều so với nói điều mong muốn và phải khả thi. Người viết chính trực và không chính trực khác nhau ở điểm này.

– Khác biệt: Để thu hút thì nội dung phải khác biệt. Độc giả có lẽ đã từng đọc nhiều thứ tương tự, cùng ngành, cùng sản phẩm do đó để cuốn hút được độc giả, cái bạn nói phải khác với cái họ đã từng đọc, đã từng nghe. Khác biệt có thể ở trong ý, trong cách diễn đạt, trong phong cách của bạn. Ví dụ nhiều người có thể đã dùng từ đẹp khi nói về thời trang mỹ phẩm. Vẫn nói về vấn đề đẹp nhưng để khác biệt thì bạn diễn đạt khác đi, ví dụ: đẹp xuất sắc, đẹp vượt trội, đẹp điên đảo, đẹp nhẹ nhàng, đẹp dịu dàng, đẹp đằm thắm, đẹp đắm say người nhìn, đẹp không thể tả, đẹp hơn cả đẹp, đẹp hơn tiên, đẹp ngất ngây, đẹp từ đầu đến chân, đẹp gây nghiện, đẹp gây yêu, đẹp gây si, đẹp kiêu sa, đẹp lộng lẫy…

– Cảm xúc và trải nghiệm: cảm xúc là mục tiêu của đời người, dù bạn làm gì thì cuối cùng bạn vẫn muốn có cảm xúc từ hành động đó.

Ví dụ bạn làm mọi thứ để giàu có, tài sản thoạt nhìn thì có thể là mục tiêu của bạn, nhưng sâu thẳm bên trong, cái cảm giác được người ta tung hô bạn tài năng, tung hô người giàu có, cái cảm giác an toàn không còn lo lắng về tiền bạc nữa, cái cảm giác mọi người vây quanh ngưỡng mộ, cái cảm giác có thể giúp đỡ người thân và nhận được niềm vui của họ, mới chính là mục tiêu cuối cùng của bạn. Nếu không còn cảm xúc nữa, ví dụ như khi bạn giàu rồi mà không ai tung hô bạn, không ai ngưỡng mộ bạn, không có cảm giác an toàn về tiền bạc( ví dụ ai đó có thể lấy tài sản của bạn bất cứ lúc nào), không ai vui khi bạn giúp đỡ hoặc bạn cũng không vui khi giúp đỡ người khác, thì bạn sẽ không còn muốn làm giàu nữa.

Cảm xúc là động cơ của hành động, còn trải nghiệm giúp con người đạt được trạng thái cảm xúc. Do đó cảm xúc và trải nghiệm là 2 yếu tố hiệu quả nhất để dẫn dắt sự chú ý của người đọc. Khi bạn tạo được cảm xúc tích cực nơi người đọc họ sẽ tiếp tục đọc để nhận được thêm một cảm xúc khác hoặc duy trì cảm xúc hiện có.

 

[ĐỂ TRỞ THÀNH THÁNH CONTENT PHẦN 7]

Ở phần trước chúng ta đã biết 3 cách để làm content cuốn hút là: đánh vào trí tò mò của độc giả, hứa hẹn mang lại lợi ích, và làm tăng cảm xúc và yếu tố trải nghiệm.

Phần này chúng ta sẽ đi cụ thể hơn cách áp dụng trong từng ví dụ
Đánh vào trí tò mò của độc giả: người ta hoàn toàn không tò mò những gì họ đã biết. Rất ít người tò mò những gì hoàn toàn không biết. Phần lớn chúng ta tò mò những gì chúng ta chỉ biết 1 phần. Nghĩa là 1 phần biết, 1 phần chưa biết mới chính là nguyên nhân gây tò mò (Tác giả của cuốn sách “Khiêu Vũ với ngòi bút” đã so sánh nó giống như chiếc váy của phụ nữ ).

Ví dụ: 
“vì sao con gái nên mặc váy?” Thông tin đã biết là “con gái nên mặc váy”, thông tin chưa biết là “nguyên nhân vì sao”. Bạn sẽ tò mò vì cái thông tin chưa biết này. 

Các báo hay viết: 
“ chàng trai chuẩn bị màn tỏ tình công phu và cái kết đầy tủi hờn” → thông tin đã biết là có câu chuyện một chàng trai tỏ tình với cô gái, có một kết cục không tốt đẹp, thông tin chưa biết là cụ thể tủi hờn như thế nào. Bạn thật sự muốn tò mò kết cuộc 
“Pháp sư indonesia nhảy xuống hồ cá sấu và cái kết” → bạn tò mò muốn biết pháp sư này có bị ăn thịt hay không!
“ngoại tình với gái xinh đẹp có chồng và cái kết siêu hài” → bạn tò mò muốn biết ngoại tình thì có kết quả như thế nào
Ở đây từ “siêu hài”, “tủi hờn” hé lộ một ít thông tin nhưng vẫn giữ bí mật, do đó nó làm tăng tính tò mò. 

Viết bài quảng cáo bạn có thể viết tiêu đề như sau:
“Cứ 10 người dùng sản phẩm này thì 9 người trở thành khách hàng trung thành”
“Tôi vừa bị shop TEN_SHOP_CỦA_BẠN lừa mất 500K”
“Nhìn là mê – ăn là ghiền”
→ khách sẽ tò mò đọc bài của bạn. Đây là tính cuốn hút tạo bởi trí tò mò. Tính cuốn hút nên được tạo ra ở tiêu đề, đoạn văn đầu tiên, và phần liên kết giữa các đoạn. Nếu bạn đọc truyện tiểu thuyết nhiều chương (hồi) thì bạn sẽ thấy gần cuối chương sẽ có sự kiện đến mức kịch tính mà phải qua chương kế tiếp bạn mới biết kết cuộc ra sao. Đây là tạo tính cuốn hút để người xem phải xem tiếp chương kế. Giải quyết vấn đề đó thì đến giữa chương, rồi gần cuối chương lại xuất hiện vấn đề kế tiếp mà qua chương nữa mới giải quyết được, cứ như vậy.. Làm cho người đọc xem hết chương này đến chương khác, đến hết truyện luôn. 

Ở khuôn khổ của bài viết này tôi chỉ dùng ví dụ ở tiêu đề cho ngắn gọn dễ hiểu

Hứa hẹn mang lại lợi ích: rất nhiều các bài quảng cáo hiện nay đang hứa hẹn lợi ích ở phần đầu như tiêu đề/ mở bài. 

Ví dụ:
“Phụ nữ nên làm gì để vừa xinh đẹp vừa kiếm được nhiều tiền?” → Lợi ích ở đây là xinh đẹp, và kiếm được nhiều tiền.
“Hết mụn sau 3 ngày, hết thâm sau 2 tuần, bảo hành vĩnh viễn” → lợi ích là hết mụn hết thâm chỉ trong thời gian ngắn
“KEM HÀN QUỐC MỚI XUẤT HIỆN TẠI SÀI GÒN: VỪA NGON, VỪA BẢO VỆ SỨC KHỎE” → lợi ích là kem ngon và bảo vệ sức khỏe

Hứa hẹn lợi ích thường rất hấp dẫn, nó chỉ không cuốn hút trong trường hợp đã bị nhàm chán, nghĩa là người đọc đã nghe ở đâu đó và khi bạn nói giống như vậy thì họ nghĩ bạn cũng như chỗ khác mà thôi. Do đó trong content bạn dù hứa hẹn nhưng mỗi content cần phải khác biệt: từ ngữ, trong cách diễn đạt, hoặc từ ý tưởn

Cảm xúc và trải nghiệm: làm sao để tăng cảm xúc ?
Khi làm quảng cáo cho shop điện thoại bên Nhật, tôi đã sử dụng 1 loại cảm xúc, đó là: lòng yêu nước, nhớ về quê hương và sự yêu thích thương hiệu. Hình ảnh tôi thể hiện là ‘yêu Việt Nam, và yêu Iphone’ ( trái tim bên cạnh), còn nội dung thì ngắn gọn khơi gợi lên cảm xúc có sẵn trong lòng người đọc: 
“Dành cho những người: 
Yêu Việt Nam
Thích xài iphone 
Mua hàng uy tín, đảm bảo”

Kết quả nhận được sự tương tác rất tốt. Người ta hành động khi có cảm xúc ( nguyên nhân tại sao tôi sẽ giải thích ở các bài sau), do đó nếu bạn khơi gợi được hay tạo được cảm xúc trong lòng người đọc, họ sẽ hành động mà ít đi toan tính ( ví dụ dù giá bạn bán có cao hơn chỗ khác họ vẫn cứ mua khi có cảm xúc). Hành động thấy rõ nhất đó là tương tác mạnh: like, comment, share sẽ nhiều lên 

Khi làm quảng cáo thuốc bổ sung cho bà mẹ, tôi dùng cảm xúc tình mẫu tử:

“Nhìn ngắm con yêu chào đời là giây phút thiêng liêng nhất của mẹ
Cho con đầy đủ dinh dưỡng để khỏe mạnh & thông minh là việc làm đúng đắn nhất mà các mẹ nên làm”

Câu đầu nhắc lại trải nghiệm của người mẹ, khơi gợi lên cảm xúc yêu thương. Để sau đó thúc đẩy hành động, hành động ở đây là tìm cách cho con có đầy đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh. Đo đó các bà mẹ sẽ đọc tiếp nội dung ở đây, làm tăng tính cuốn hút.

Cảm xúc nếu đủ lớn không chỉ làm tăng tính cuốn hút mà còn thúc đẩy hành động như mua hàng, để lại số điện thoại, chia sẻ hay làm điều gì khác. Để hiểu vài trò của cảm xúc bạn hãy đón xem các bài kế tiếp của tôi nhé.

Nguồn bảo kiếm

Exit mobile version