1. Cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng
Hãy thử đặt vị trí bạn là khách hàng: Khi bạn gõ một từ khóa vào ô tìm kiếm của bất kỳ công cụ tìm kiếm nào, bạn cũng đều mong đợi những kết quả liên quan nhất và đáp ứng được nhu cầu thông tin của mình. Vì thế, trước tiên nội dung của bạn phải liên quan đến từ khóa đó, vì dù bạn có SEO cho website của mình lên top đi chăng nữa mà nội dung không có giá trị với người dùng thì họ cũng ngay lập tức thoát khỏi website của bạn mà thôi. Tiếp đó, hãy xem xét đến việc chia nhóm, phân bổ từ khóa phù hợp với từng web khác nhau trong hệ thống của bạn.
2. Nội dung ngắn gọn và xúc tích
Hãy nhớ lại điều đã được đề cập ở đầu bài viết, khách hàng chủ yếu đọc lướt xem có thông tin mình cần hay không, vì thế hãy diễn đạt ngắn gọn để người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt nội dung.
3. Luôn giữ đúng chủ đề
Khách hàng sẽ rất khó chịu nếu họ phải đọc quá nhiều thứ rồi mới sàng lọc được thông tin cần thiết. Vậy nên, nếu bài viết của bạn có chủ đề khá rộng thì hãy lưu ý đến việc tách ra thành nhiều đoạn với tiêu đề đoạn rõ ràng. Bên cạnh đó, đừng quên gắn kèm link liên quan để dẫn dắt người đọc “dạo chơi” trong website của mình, điều này sẽ khiến web của bạn thân thiện hơn thay vì gom hết tất cả thông tin vào một bài viết đó.
4. Kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả
Sở dĩ cần nhấn mạnh từ “kiểm tra” là vì bạn không được phép bỏ sót lỗi trong bài viết của mình, đặc biệt là lỗi cơ bản như chính tả, dấu câu… Sai sót ở những điểm cơ bản nhất chính là yếu tố để đánh giá rằng website và thậm chí là dịch vụ/sản phẩm của bạn không chuyên nghiệp.
Bí quyết để rà soát hết được lỗi chính tả đó là sau khi sửa lỗi một vài lần, hãy làm việc khác khác để F5 đôi mắt, sau đó trở lại tiếp tục đóng vai “thánh soi” nhé.
5. Viết theo kiểu kim tự tháp lộn ngược
Đây là phương pháp mở đầu bài viết bằng việc nêu ra ý chính, sau đó mới đến những thông tin chi tiết, cụ thể. Phương pháp này có nhiều cái lợi như:
Giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt chủ đề và có thể quyết định được có nên đọc tiếp hay không
Nội dung quan trọng của bạn sẽ được đặt ở trước và trung tâm
Đề cập đến chủ đề ở ngay đầu bài sẽ dễ tối ưu nội dung cho việc SEO từ khóa
Rất nhiều blogger hoặc người viết web chuyên nghiệp đều sử dụng phương pháp này đó. Bạn đã thử với những bài viết trên website của mình chưa?
6. Viết một cách quyết đoán
Hay nói một cách khác là bạn phải “đanh đá” một chút, vì không ai hiểu sản phẩm và dịch vụ của bạn hơn chính bạn cả. Vì thế, hãy viết bằng cả sự khẳng định và tự tin về sản phẩm/dịch vụ của mình, nội dung kiểu nửa vời không chỉ khiến bài viết của bạn không “sâu” mà còn gây mơ hồ cho người đọc, khiến họ cảm thấy nội dung đó không đáng tin cậy.
7. Hãy viết cho người đọc, đừng viết cho robot đọc nhé
Chắc chắn bạn đã được nghe nói rất nhiều về những bài viết “chuẩn SEO” với đầy rẫy các từ khóa, link hay những yếu tố khác được chèn vào một cách máy móc để đáp ứng kỹ thuật SEO. Những bài viết này thường diễn đạt lủng củng, thiếu tự nhiên (vì để chèn từ khóa mà), lại khiến người đọc cảm thấy khá nghiệp dư và “rẻ tiền”.
Chuẩn SEO quan trọng thật đấy, nhưng đó chỉ là yếu tố để người đọc được đến gần hơn với bài viết và ghé thăm website của bạn. Mà mục đích chính của bạn đâu phải đơn giản chỉ là traffic, mà là muốn biến người đọc thành khách hàng của mình, đúng không? Nếu thực sự mong muốn có được khách hàng từ website thì bạn hãy đầu tư vào content và viết một cách nghiêm túc, chỉn chu, có sự tương tác với người đọc. Ngoài ra, bạn cần chú ý việc lồng ghép kỹ thuật vào một cách khéo léo, đừng quá lố nhé – kiểu mà người ta hay gọi là “PR trắng trợn” ấy.
8. Sử dụng ảnh và hình minh họa
Hãy sử dụng hình ảnh minh họa có liên quan để bổ sung ý cho bài viết và tăng tính trực quan của trang web cũng như để bài viết hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, hình ảnh dạng infographic để tổng hợp lại nội dung bài viết còn là cách khiến người đọc hài lòng hơn vì họ được “tóm tắt giùm” những thông tin quan trọng.
9. Diễn đạt liệt kê, định dạng nhưng đừng quá 10 mục
Diễn đạt dạng liệt kê, nhưng đừng quá 10 mục.
Viết thành đoạn ngắn và có khoảng trắng giữa các đoạn để phân biệt. Bạn cũng có thể chèn hình ảnh minh họa vào giữa những đoạn này.
Mỗi đoạn phải tập trung nói về một ý nội dung cụ thể, có đầu đủ tiêu đề đoạn để người đọc dễ theo dõi. Bạn có thể chèn từ khóa vào tiêu đề đoạn để tối ưu SEO nữa nhé.
Sử dụng liên kết nội (internal links) cho những bài viết có liên quan đến chủ đề bạn muốn nói, thay vì nhồi nhét quá nhiều chủ đề khác nhau vào một bài.
Sử dụng đại từ nhân xưng “bạn” thay vì “tôi” để dễ kết nối và tương tác với người đọc hơn.
Đừng viết câu quá dài.
Nghiên cứu từ khóa và nhớ chèn từ khóa vào các vị trí quan trọng trong bài, đặc biệt là tiêu đề (headings), tiêu đề phụ, link và trong đoạn đầu tiên của bài.
Content chưa bao giờ là dễ, đặc biệt là content cho website, khi bạn vừa phải trình bày nội dung một cách hấp dẫn, bổ ích, lại còn cần chèn link, từ khóa một cách khéo léo. Với những lưu ý trên, hi vọng bạn có thể biến nội dung của bạn trở nên giá trị hơn để giữ chân người đọc.