Dịch vụ SEO lên top với sự bền vững nhất của từ khóa

Cách tăng hạng website trên google

Cách tăng hạng website trên google, đó là một trong những từ khóa được quan tâm trong thế giới seo, với những người bắt đầu vào nghề seo, thì những bài viết liên quan đến vấn đề này là hết sức quý giá, nhưng hầu hết các bài viết nổi lên như bong bóng trên Google đều chung một mục đích là câu được một lượng traffic nào đó, được index thêm những từ khóa. Đó không phải là mục đích xấu, bởi cũng chính là những gì mà một Seoer cần làm và phải làm. Xong, cũng thật không may là có không ít các bài viết trong số đó là viết cho có, cố nhồi nhét những từ khóa để seo trang.
Có môt câu hỏi đặt ra là các công ty liệu họ có chia sẻ hết tất cả những món nghề mà họ có hay không? Theo bạn, nếu bạn là chủ một công ty, bạn cần cạnh tranh với thị trường, cần vượt qua đối thủ bạn có chia sẻ hết những gì bạn có cho đối thủ hay không? khi mà bạn đã đầu tư cho nghiên cứu để tìm ra các lỗ hổng trong thuật toán của các SERP đang tồn tại, từ đó khai thác và đưa site lên một cách nhanh hơn.
Trong phạm vi bài viết này tôi cũng không để cập tới các thủ thuật hiện seo kiểu như thế, bởi chẳng hay ho gì để cho các SERP tìm ra nhận thấy và bịt các lỗ hỗng đó. Xong, tôi sẽ cố gắng đưa ra những tiêu chí, và cách thức để các bạn ứng dụng, tôi tin các bạn cũng sẽ thành công tuy là thời gian không được nhanh như sự trông đợi của mọi người từng ao ước.
Seo chia ra làm 2 khu vực công việc rõ ràng, có sự liên hệ tương đối với nhau: Seo on page và seo off page. Nếu bạn chưa nắm được 2 thuật ngữ này hãy bấm vào link trên các từ khóa đó để tìm hiểu thêm.
1) Seo on page: Điều đầu tiên mà các Seoer toàn diện cần phải làm, ở khu vực công việc này đòi hỏi Seoer phải có kiến thức về lập trình website, hiểu được các mã HTML, CSS, Javascript, các công nghệ lập trình web server (dùng để lập trình web động).


– Để làm tốt điều này, cần có sự tổ chức hợp lý giữa các bộ phận phát triển website. Thường các công ty thiết kế website có các bộ phận kỹ thuật liên quan là: Team leader – thiết kế luồng dữ liệu dựa theo yêu cầu, Designer – Thiết kế bố cục giao diện cho toàn bộ website dựa trên bản phân tích của Team leader, Bộ phận dàn trang web ở chế độ tĩnh, chế độ HTML kết hợp với CSS, Deverloper – Bộ phận chịu trách nhiệm chuyển website tĩnh thành website động (có thể tự cập nhật nội dung từ CMS) bằng các công nghệ lập trình mã server như PHP hoặc .Net. Để có được một website tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tất cả các bộ phận trên đều vào cuộc, bộ phận nào cũng cần phải có vấn đề cần tối ưu cho website.
– Tối ưu hóa bố cục website để có lợi cho tốc độ index site: Một trong những vấn đề quan trọng trong tối ưu hóa on page được nhắc đến nhiều trong năm 2011 là cấu trúc silo, cấu trúc này rất có lợi mỗi khi các Bot của SERP ghé thăm, nếu thiết kế tốt, nó sẽ góp phần nâng hiệu suất index site, tức là tăng cao số lượng url được lưu vào data center của các máy công cụ tìm kiếm. Đương nhiên để tăng được hiệu suất index thì còn phụ thuộc vào độ sạch, độ chuẩn hóa, độ linh hoạt của cấu trúc html cảu site và tốc độ của site, tốc độ load trang càng nhanh thì website đồng nghĩa là hiệu suất index cũng cao hơn. Công việc thuộc về tối ưu cấu trúc thuộc về Team leader.


– Tối ưu Bố cục website: Điểu mà Web Designer Việt Nam đang mắc phải, phong cách chung của website Việt là nhộm lộn rối rắm, bởi những đường cong không hợp lý, những flash chuyển đổi liên hồi, những thứ này sẽ góp phần tăng độ nặng của mã html, vì nếu viết mã html cho một website ít được cong (các bo góc tròn) thì sẽ tiết kiệm mã hơn, gọn gàng, rành mạch hơn. Cần thiết kế một website có bố cục đơn giản nhưng vẫn bật lên phong cách, sự rõ ràng trong mắt người xem, tạo được điểm nhấn… là điều Web Designer nên làm.
– Tối ưu hóa mã HTML: Tiêu chí để tối ưu là gì, gọn gàng, sử dụng linh hoạt các thẻ heading từ h1 – h6, để tăng lượng từ khóa được chú ý, vì các bot và các spider rất thích tìm kiếm thông tin trong đó. Mặt khác, phải có kiến thức và kỹ năng toàn diện về mã HTML và các thủ thuật CSS để viết nên bộ mã đạt chuẩn W3C như site vnvic.com. Nếu bạn biết về Page Speed thì nên tìm hiểu nó và tìm cách tối ưu những tiêu chí và gợi ý nó đưa ra.


– Các công việc và nhiệm vụ tối ưu hóa dành cho Deverloper: Khi các bộ phận trên đã làm tốt công việc của mình thì việc còn lại cảu Coder là ghép chính xác mã HTML/CSS vào Code chức năng của mình ở phần Front End. Xong cần chú ý, bạn cũng góp phần vào tăng tốc độ website, bằng cách giảm thiểu các truy vấn tới Database, tăng hiệu suất truy vấn tới Databse bằng cách chỉ lấy ra những trường dữ liệu cần thiết cho mỗi Function (Không SELECT * FROM…). Viết mã thông minh và tối ưu, tăng hiệu quả xuất dữ liệu, Giảm thiểu tối đa các Redirect, các HTTP Request. Việc tối quan trọng là hãy Rewrite đường dẫn (url) một cách thân thiện, có chứa từ khóa. Đó là những công việc trực tiếp trên phần Front End, còn ở phần Back End, Deverloper cần làm gì? Bạn cần xây dựng một hệ quản trị nội dung thông minh (CMS), tiện ích hỗ trợ seo. CMS đó cần hỗ trợ những gì để đạt hiệu quả cho SEO? Nếu bạn dùng Google Webmaster Tools để quản trị site của mình, bạn sẽ thấy các phần gợi ý mã HTML. Sẽ không có lợi nếu ở 1 url nào đó thiếu hoặc có sự trùng lặp các thành phân Title, Meata description hay Meta keywords. Vậy cần phải hỗ trợ sự luôn có mặt 3 thành phần quan trọng trên sao cho nó không sảy ra sự trùng lặp.


Kết luận: Như phân tích trên, hầu hết các công việc tối ưu on page là kỹ thuật, nếu chúng ta là không phải là các kỹ thuật viên thì việc này ngoài tầm kiểm soát. Nhưng nếu bạn nắm rõ bản chất của vấn đề, bạn sẽ giám sát và nghiệm thu, buộc những nhà thiết kế website phải làm điều này cho bạn, vì đó là nghĩa vụ. Trong vấn đề seo on page, còn một công việc rất quan trọng mà chính bạn mới làm được nếu bạn là chủ website, đó chính là Nội dung – Content – Contents is the King! Hãy lên một chiến lược nội dung phù hợp, nó sẽ đem lại cho bạn rất nhiều niềm vui từ việc site của bạn thăng hạng đều đặn.
2) Seo off page: Điều mà mọi người đều có thể học và làm được.
– Summit site lên SERP: Nhớ là chỉ làm việc này sau khi site của bạn đã hoàn chỉnh và có một lượng nội dung nhất định cho tất cả các đề mục. Đây là cách thức chủ động để tiến cử mình, hình thức để thông báo với các SERP là website này đã hoàn thiện, cần ghé thăm để lấy thông tin. Mọi người thường submmit lên Google, Yahoo, Dmoz, Bing, Alexa. Các thức để submmit cho từng SERP bạn có thể tìm thấy trên Google.
– Submmit site lên các site lưu trữ danh bạ website, các site rao vặt, diễn đàn.
– Tăng traffic cho site: Việc tăng traffic thực phụ thuộc phần lớn vào nội dung, nếu nội dung tốt, bạ sẽ có nhiều Visitors hơn, Time on site cao hơn, Bounce Rate thấp hơn. Đương nhiên bạn cũng có thể dùng các thủ thuật như tăng traffic ảo như: mua trafifc bằng cách đặt iFram, Popup, Banner, Back links ở các site có traffic cao, hoặc có thể mua hoặc tự tìm sáng chế cho mình một công cụ có thể tự động tăng traffic mà các SERP không phát hiện được. Xong bạn cần cân nhắc vấn đề này.
Chúc các bạn tăng hạng nhanh và bền vững cho website của mình!

Exit mobile version