Đội ngũ chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp đã đạt được kỳ vọng của bạn, đã thực sự biết cách biến “khách hàng” thành “bạn hàng”; biến “bạn hàng” thành “đối tác”?

Nếu nhà điều hành chưa tự tin trả lời, hãy tham khảo 10 điều một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược Customer-centric luôn tâm niệm để đem tới trải nghiệm khác biệt và sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

1. AM HIỂU SẢN PHẨM
Hệ thống CRM hoàn hảo nhất cũng không đoán trước được tất cả những câu hỏi của khách hàng.
Bởi vậy, hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp là điều đặc biệt quan trọng. Không chỉ có vậy, một nhân viên chăm sóc khách hàng còn cần nắm trong lòng bàn tay các thông tin về sản phẩm, từng tính năng, cách thức vận hành và sử dụng hiệu quả.

2. CHÚ TÂM
Đừng đánh giá thấp khách hàng.
Nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm hẳn đã gặp trường hợp khách hàng phàn nàn việc nhân sự chăm sóc khách hàng chưa thực sự chuyên tâm trong công việc. Đây chắc chắn là một trải nghiệm không dễ chịu với khách hàng. Bởi vậy, hãy thực sự chú ý tới những gì họ phản hồi và chia sẻ. Hãy lắng nghe và đưa ra những sáng kiến hiệu quả, giúp đội quân của bạn chấn chỉnh ngay tác phong phục vụ.

Bí quyết chinh phục khách hàng

3. THÁI ĐỘ ĐÚNG MỰC
Lắng nghe khách hàng, trả lời ngắn gọn và chính xác.
Chia sẻ với một giọng điệu tích cực, nhờ đó có thể dễ dàng thiết lập một mối quan hệ thân thiện, tích cực giữa khách hàng với doanh nghiệp. Đưa ra câu trả lời đúng và đủ góp phần không nhỏ trong việc nâng tầm thương hiệu trong mắt khách hàng.

4. KIÊN NHẪN
Dành thời gian để tìm hiểu xem nhu cầu thực sự của khách hàng là gì.
Bình tĩnh lắng nghe để hiểu rõ vấn đề của khách hàng và tiết kiệm tối đa thời gian của mình. Đừng chỉ nhanh chóng tìm mọi cách thoát khỏi khách hàng. Bởi, đây là một trong những sai lầm cơ bản có thể ngay lập tức thổi bay những cảm nhận tích cực về sản phẩm và thương hiệu.

5. ĐỒNG CẢM
Muốn hiểu khách hàng sâu sắc hơn, trước tiên, hãy đồng cảm với họ.
Có được sự thấu hiểu, đồng cảm, tâm thế đặt mình vào vị trí người dùng sản phẩm, nhân sự sẽ nhanh chóng tìm ra những giải pháp hỗ trợ khách hàng hiệu quả.

6. TRUNG THỰC
Trung thực có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
Những thông tin nửa vời, đúng nhưng chưa đủ cung cấp tới khách hàng thường ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng của công ty. Hãy trung thực ngay cả khi thông tin mang đến cho khách hàng không thực sự thú vị.

7. KHẢ NĂNG THÍCH NGHI
Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt đòi hỏi nhân viên chăm sóc cần thực sự linh hoạt.
Cũng giống như chúng ta, khách hàng phải trải qua cả những ngày thú vị cũng như những ngày tồi tệ. Vì thế, hãy cố gắng thông cảm, nhất là khi tinh thần của họ không tốt. Được phép có thái độ cứng rắn với những khách hàng thô lỗ, tuy nhiên, bình tĩnh xử lý sẽ tốt hơn cho cả hai bên.

8. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Sự tận tâm chắc chắn sẽ được khách hàng đánh giá cao.
Nhân viên chăm sóc khách hàng chính là bộ mặt của doanh nghiệp, họ cần thể hiện được những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất trong mọi trường hợp. Khách hàng luôn đánh giá cao những người chu đáo, đặc biệt khi đó là người trực tiếp phụ trách giải quyết vấn đề.

9. TỰ CHỦ
Yếu tố quyết định sự chuyên nghiệp của công ty trong mắt khách hàng.
Đội ngũ chăm sóc khách hàng cần luôn giữ sự tỉnh táo, bình tĩnh ở mức tối đa, ngay cả khi khách hàng thiếu lịch sự. Tất nhiên, họ không phải chỗ để khách hàng trút giận và cư xử thô lỗ. Chủ doanh nghiệp hãy huấn luyện họ “mềm mại” trong phần lớn thời gian nhưng cũng biết “cứng rắn” khi cần thiết.

10. TRÁCH NHIỆM
Không ngại gánh vác trách nhiệm
Kĩ năng này không quá khó để huấn luyện một khi doanh nghiệp đã thắt chặt đầu vào tuyển dụng (chỉ chọn nhân sự có thái độ tốt). Là đại diện của doanh nghiệp để giữ cho mối quan hệ với khách hàng luôn đi đúng hướng, ngay cả trong trường hợp khách hàng mắc sai lầm, nhân viên chăm sóc cũng phải cố gắng cùng họ tháo gỡ những vướng mắc.

Nguồn sưu tầm