12 Ý TƯỞNG CONTENT MARKETING NĂM 2020 CHO THẾ HỆ GEN Z

Năm 2020, nhóm khách hàng genZ chủ yếu nằm ở nhóm tuổi 18 – 24, là một thế hệ năng động, yêu thích trải nghiệm, sức mua lớn. Vì sự khác biệt của ý thức hệ và hành vi mua hàng với thế hệ Y trước đó, nên content marketing 2020 nên dành riêng những ý tưởng đột phá để tiếp cận đối tượng này.

1. Phát triển content stories: stories instagram và facebook hiện đang thu hút người dùng rất lớn, thay vì chỉ post bài trên wall, các kênh thương hiệu nên đầu tư những nội dung riêng cho kênh này để thu hút thêm khách hàng trẻ. Kích thước chuẩn cho ảnh/video stories là 1080 x 1920.
12 ý tưởng content marketing năm 2020
2. Sản xuất video cung cấp thông tin hữu ích: thay vì những nội dung cung cấp kiến thức hữu ích bằng ảnh (chủ yếu dạng graphic), chúng ta nên “video hoá” nó để trực quan và sinh động hơn. Video dạng này làm khá dễ, có thể sử dụng powerpoint hoặc các phần mềm làm video có form sẵn, thậm chí là các app trên điện thoại. (nếu cần chi tiết hơn mình sẽ nói ở 1 bài khác)
3. Làm landing page: tạo một landing page, show toàn bộ thông tin sản phẩm một cách thật ấn tượng, phong cách, trẻ trung, lẫn link landingpage vào bài quảng cáo bán hàng như bình thường. Bạn có thể chốt những khách hàng dễ tính ngay trên post quảng cáo, và những khách hàng khó tính hơn sau khi xem landingpage. Khách hàng GenZ ưa trải nghiệm, sẵn sàng thực hiện nhiều thao tác trước khi mua hàng nên đừng ngại.
4. Content trải nghiệm cá nhân: năm 2020, đừng viết content kiểu quảng cáo chung chung về sản phẩm, thậm chí là bạn có viết tốt và vận dụng mọi ngôn ngữ hoa mỹ để ca ngợi sản phẩm. Hãy tập trung vào trải nghiệm cá nhân một cách chân thực. VD dạng content chia sẻ trải nghiệm cá nhân với sản phẩm, sau đó phần chân post link đến landingpage mua hàng (phía trên).
12 ý tưởng content marketing năm 2020
5. Content “hoài cổ”: cảm hứng về thế hệ trước là một trong những xu hướng nổi bật của phong cách genZ 2020, họ thích các hiệu ứng chỉnh ảnh màu film, địa điểm có decor hoài cổ, thích nghe nhạc có âm hưởng thập niên trước và hâm mộ vẻ đẹp của các mỹ nữ thập niên 90. Họ thích thú tận hưởng những yếu tố “hoài cổ” trong sự tiện nghi của thời hiện đại. Các bạn có thể sử dụng những màu ảnh film, các font chữ phong cách Retro, những thiết kế cổ điển… trong quá trình sáng tạo content.
6. Ngắn gọn nhưng “trendy”: khách hàng trẻ không thích đọc nhiều chữ, họ thích sự trực quan và sinh động. Vì thế content text không nhất thiết phải dài, nhưng nó phải đủ hấp dẫn, linh hoạt, thu hút. Việc nghĩ ra tiêu đề làm sao cho thật “trend” nhiều khi khó hơn việc viết một bài dài, nhưng đó là thứ bạn cần làm.
7. Phong cách content kiểu “Tinder”: genZ là một thế hệ hời hợt, cô đơn, thiếu sự kết nối cá nhân sâu sắc, chính vì thế những sự tiếp xúc kiểu “Tinder” trở thành xu hướng. Giải thích cụ thể thì nó là “vẻ bề ngoài” “sự hời hợt” “phiêu lưu mới lạ” “ thử nghiệm”. Nghĩa là content của bạn phải trau chuốt về mặt thẩm mỹ, không cần có ý nghĩa sâu sắc gì mà thông điệp cần trực quan, đừng ngại thử nghiệm những phương án content mới lạ… mới có thể “match” được với khách hàng genZ.
8. Dành sự quan tâm đặc biệt cho Instagram: “địa bàn” hoạt động chủ yếu của GenZ là instagram thay vì facebook, vì thế nên cần chăm chút kênh instagram hơn, nghĩ thật nhiều những ý tưởng để tăng follower, vì giá trị / mỗi follower của instagram thì cao hơn giá trị / mỗi like facebook.
content cho ngành mỹ phẩm
9. Thử nghiệm Tik Tok: mặc dù bản thân mình hơi thất vọng một chút với những content creator trên Tik Tok Việt Nam nhưng dù sao nó cũng là một phương án đáng thử. Trải nghiệm việc sản xuất video quảng cáo sản phẩm theo các trend/format HOT của Tik Tok hoặc book một số Kols “hot” để giúp lan toả thương hiệu đến nhóm genZ
10. Sản xuất phim quảng cáo cực ngắn: trào lưu sản xuất những đoạn phim quảng cáo dưới dạng tình huống có thời lượng rất ngắn đang hot bên Trung Quốc, những tình huống ngắn gây cười, cảm động, bất ngờ… tạo sự thú vị cho khách hàng, đồng thời chèn thông điệp quảng cáo sản phẩm.
11. Quan tâm đến thẩm mỹ của sản phẩm: genZ không phải là thế hệ phải lo lắng đến “cơm ăn, áo mặc” nói cách khác họ không mua sản phẩm bằng những đặc điểm lý tính bình thường, họ có nhu cầu về thẩm mỹ, phong cách, trang trí phù hợp với “gu” cá tính của bản thân. Nên các sản phẩm cần chú trọng đến mẫu mã, bao bì sao cho thời thượng hơn, năng lượng hơn, cảm xúc hơn để thu hút sự chú ý của đối tượng trẻ.
12. Tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng online: genZ yêu thích hoạt động mua hàng online, về cơ bản tâm lý của những người trẻ bớt e ngại việc mua hàng online hơn thế hệ trước, vì thế hãy thiết lập quy trình mua hàng online chuyên nghiệp hơn, tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng online tốt hơn từng ngày, thậm chí có thể dành nhiều ưu đãi hơn khi khách hàng mua online.
Bùi Lê Mỹ Dung