5 BÀI TẬP THỰC HÀNH SÁNG TẠO (WARM UPS) CHO NHỮNG AI LÀM CONTENT 

Làm việc với một số công ty nước ngoài cho mình thấy họ rất trân trọng sức khỏe tinh thần và trí não của nhân viên. Rằng chất xám là một thứ có giới hạn và phải trả công xứng đáng cho nó, cũng giống như sức khỏe lý tính, nếu bạn không thường xuyên luyện tập thì không thể kích hoạt hoặc duy trì cho nó phát triển tốt hơn. 

Nhóm nội dung của mình thường cùng nhau làm một vài bài tập sau đây, để sáng tạo hơn trong copywriting, content writing hoặc thiết kế khi nhận được một đề bài mới. Nhớ đọc tới bài tập số 5 vì nó rất thú vị.

1. BÀI TẬP “LỌC ẢNH – VIẾT TIÊU ĐỀ”

Mục tiêu: Kích thích sáng tạo bằng cách tìm kiếm những khái niệm không liên quan.

How to:
Vào unsplash.com. Trong này có rất nhiều hình ảnh ngẫu nhiên, và nhiệm vụ của bạn là viết tiêu đề làm cho nó có ý nghĩa.

Lý do là Đôi khi khách hàng/sếp yêu những thứ rất kỳ quặc. Khi bạn làm việc này, bạn sẽ tìm ra cách để tạo một quảng cáo hay hoặc một post mang tính xã hội dù chúng vẫn tồn tại nhiều hạn chế (hình ảnh, thiết kế…)

Đọc to lên những thứ mà bạn định mô tả (Dịch vụ làm sạch thảm nhanh gọn nhẹ, ví dụ vậy). Sau đó đưa hình ảnh lên màn hình. Cho tất cả mọi người 3-5 phút để viết càng nhiều tiêu đề hoặc taglines càng tốt. Sau đó cùng trao đổi và chuyển sang những thương thiệu/hình ảnh tiếp theo.

Vài câu hỏi thảo luận:
– Có sự khác biệt gì giữa ý kiến của người đầu tiên và cuối cùng?
– Bạn đã làm gì để có được ý tường?
– Làm thế nào để bạn có thể làm việc với client/sếp và thuyết phụ họ rằng không có cách nào khả thi cho bức ảnh/thiết kế mà họ thích?

 

dịch vụ seo chuyên nghiệp

2. BÀI TẬP “SĂN HEADLINE”

Mục tiêu: Giúp bạn hiểu được giá trị của những cú click chuột.

How to:
Vào website và bắt đầu tìm kiếm. Trước khi tham gia bài tập, mọi người thảo luận chung về chủ đề headline: Bạn nghĩ gì về việc viết headlines? Tại sao nó không hiệu quả? Tại sao nó rất khó viết? Những xu hướng headlines nào bạn nhìn thấy trên các nội dung và bài báo xuất hiện trên Facebook gần đây?

Sau đó, chúng mình vào Medium, search và tìm kiếm 100 bài viết trên Top trong tháng (Medium cho phép scan rất dễ dàng). Cuối cùng, ghi lại 3 tiêu đề yêu thích và 3 tiêu đề ít được yêu thích nhất.

Các bạn sẽ thấy có thể các bạn đồng ý với nhau hoặc không đồng ý với nhau. Nhưng kết thúc, cùng nhau tìm 1 bài báo mà headline hết sức nghèo nàn, mỗi người đọc trong 5 phút để động não và đưa ra các lựa chọn tốt hơn. Sau đó là thảo luận.

3. BÀI TẬP CẮT VÀ CẮT

Mục tiêu: Hiểu được thế nào là một văn bản súc tích.

How to:
Hãy tìm một đoạn văn đặc biệt: trong 1 bài báo hoặc bài post trên facebook. Hãy thảo luận xem văn bản đang có vấn đề gì. Wordy? Tại sao? Sử dụng từ lặp quá nhiều? Sử dụng quá nhiều câu phức? Nội dung có được phát triển không hay vòng vo?

Sau đó, mỗi người có thể tự tìm một đoạn văn bất kỳ và bắt đầu cắt giảm nó.

Nếu bạn bắt đầu bằng một đoạn văn 200 từ, nhiệm vụ đầu tiên là cắt giảm nó xuống còn 100 từ. Tiếp sau đó là 50 từ. Và thậm chí, 25 từ nếu bạn có thể.

Nếu muốn tổ chức mini game, hãy xem ai có thể cắt giảm với số từ ít nhất mà vẫn bám sát đúng tinh thần của bài viết.

Vài câu hỏi thảo luận:
– Bạn đã cắt những từ gì trước?
– Ở đoạn nào bạn chỉ cần cắt lời và thay đổi cơ cấu bài viết?
– Bước nào là khó nhất?
– Bạn nghĩ phiên bản nào là tốt nhất trong số các phiên bản bạn đã làm?

lôi cuốn với tiêu đề hấp dẫn

4. BÀI TẬP: HIỂU ĐỘC GIẢ CỦA BẠN 

Mục tiêu: Nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu và độc giả khi viết nội dung.

How to:
Tìm một bài báo, nếu tìm được những mẩu nội dung liên quan tới thương hiệu trái ngược với những nội dung trong bài báo thì càng tốt. Đọc và thảo luận: ai là người họ viết cho? Tác giả cố gắng triển khai những điểm nào để tiếp cận được độc giả? Người đọc tiếp nhận được những gì?

Sau đó, mỗi người lấy một đoạn văn bản ngắn, và bắt đầu xác định các đối tượng khác nhau: trẻ em, teen, người già, sinh viên, người yêu thể thao… Sau đó sáng tạo để cùng một nội dung nhưng là viết cho những đối tượng khác nhau.

Vài câu hỏi thảo luận:
– Bạn đã tiếp cận theo cách nào?
– Bạn nhận được một đoạn nội dung mà không thể phù hợp với đối tượng nhất định? Why or why not?

5. BÀI TẬP: CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG 

Mục tiêu: Giúp não sáng tạo và hiểu được mục tiêu riêng biệt của từng loại nội dung trong từng giai đoạn khác nhau.

How to:
Chọn một công ty hoặc ý tưởng sản phẩm, lý tưởng nhất là chọn cái gì đó gây cười trong bài tập. Khi team của mình họp lại gần đây nhất, bọn mình chọn máy cắt chuối.

Trao đổi ngắn gọn về độc giả của thương hiệu hay sản phẩm này. Có thể không cần chính xác 100%, chỉ làm cho có tinh thần. Đối với máy cắt chuối, khán giả có thể là các bà mẹ làm bữa trưa cho con, các ông bố đơn thân hoặc các vận động viên…

Dành 5 phút để đưa ra những content ideas có thể tạo ra ảnh hưởng và sự tò mò. Nội dung nhắm tới người đang gặp vấn đề hoặc các câu hỏi liên quan tới sản phẩm, không nhất thiết phải là những người quyết định mua hàng. Thảo luận các ý tưởng.

Dưới đây là một số ý tưởng của chúng mình dành cho quá trình “Khám phá”:
– Cách sáng tạo để thêm trái cây cho mỗi bữa ăn
– 9 mẹo tiết kiệm thời gian trong nhà bếp
– Làm thế nào để chuối trở thành bữa sáng quốc gia?

Quá trình Cân nhắc (Consideration: quá trình tiếp cận những người có thể quan tâm tới thương hiệu hoặc sản phẩm, đã có kiến thưucs trước đó) chúng mình có vài ý tưởng:
– Nghiên cứu về Máy cắt chuối: ROI của Máy cắt chuối
– Làm thế nào và khi nào nên mua máy cắt chuối làm quà tặng?
– Máy cắt chuối và dao: So sánh tốc độ, an toàn và chi phí

Ở giai đoạn nội dung Khuyến cáo người dùng (Broad Appeal), nội dung được đưa ra có liên quan tới thương hiệu trực tiếp hơn từ chủ đề, thông điệp và mở rộng ra ngoài đối tượng mục tiêu, tiếp cận và có thiết kế thú vị với hầu hết mọi người, thu hút share, đề cập tới các vấn đề xã hội và sự quan tâm tích cực. Ví dụ:
– 8 lần ăn chuối đã cứu sống một người
– 11 cách tối ưu hóa không gian nhà bếp
– 5 sự thật về trái cây sinh thái bạn chưa biết

Bonus: Tiếp tục thảo luận cho quá trình Post-purchase hoặc retention content hoặc bất kỳ cái gì làm tăng giá trị hoặc giải quyết vấn đề cho khách hàng hiện tại.

Các bạn thường hay chơi hay thực hành các bài tập như thế nào? Cùng chia sẻ nhé.

Một số lưu ý dựa trên vài phản hồi của các bạn khi đọc bài này:
1/ Mình hiện đang ở nước ngoài nên các ví dụ hoặc kênh mình đưa ra có thể chưa được sát với thực tế của VN, các bạn có thể góp ý bổ sung thêm cho hấp dẫn và gần gũi hơn.
2/ Đây là dạng bài tập phù hợp thực hành theo nhóm.

Bạn Linh Phan