Nhận định của mình “những thằng này chỉ chết khi có thằng khác mạnh hơn giết chết nó” nên các bạn cứ yên tâm Facebook và Google còn tồn tại lâu khi cứ ông start-up nào nhem nhe lên là bị fake chết hoặc bị thâu tóm!
(mà thực ra ở ngước ngoài người ta coi 2 thằng này bình thường lắm, ngoài nó còn tỷ kênh nữa như Amazone, pinterest, instagram… có công cụ check số liệu từng thằng nhé).
Đầu tiên chúng ta cần làm rõ 1 vấn đề ở đây là bạn đang làm gì?
Nếu bạn đang làm marketing thì rất rộng và vô hình muôn dạng, phải thống nhất ở đây là facebook hay google cũng chỉ được coi là “công cụ”, mà công cụ thì thay đổi từng ngày nên hay theo đuổi bản chất, và việc nó fix hay không thì kệ mợ nó (hãy tìm và đọc thật kỹ các điều khoản của nó) Vậy bản chất ở đây được hiểu là gì?
Tham khảo thêm: https://www.facebook.com/business/ads-guide
I. Với Facebook:
– Sứ mệnh của facebook là xây dựng sự riêng tư của cá nhân trên nền tảng online và giúp kết nối giữa người với người, thằng facebook nó vẫn luôn luôn và không-bao-giờ-quên nó tồn tại được là nhờ người dùng, trải nghiệm của nó mang đến cho người dùng quyết định việc sống còn của nó! Bạn đừng nghĩ bạn là facebook marketer thì thằng facebook sẽ ưu ái bạn hơn người dùng, hãy nhớ “vắng mợ thì chợ vẫn đông” và ngừng ảo tưởng lại! đến các business, agency đối tác lớn của FB vẫn còn chết như ngả rả nhé chứ đừng nói đến cá nhân!
Marketer làm FB chỉ cần chú ý 2 yếu tố: 1 là tư duy và 2 là kỹ thuật.
Thuật toán của Facebook là đấu giá và tính phí theo số lần hiện thị (CPM) Công thức chuẩn tính: CPM = Budget/Reach Reach = (Tương tác / CTR) * 100 % *Tips để các bạn đánh giá campain đối thủ để vít đè(không nên áp dụng clone nhé) Total Spent = Reach / Daily post campaign (CTR tuỳ từng niche nhé)
Vậy CPM phụ thuộc vào các yêu tố nào?
– Chất lượng mẫu quảng cáo: được đánh giá qua tương tác (chưa có văn bản chính thức nào nhưng kinh nghiệm mình chạy thì FB sẽ tính phí trên 1.000 người đầu tiên random nó reach đến), nếu lượng tương tác ADS đó cao (like, share, commend) thì nó sẽ coi đây là mẫu quảng cáo chất lượng và tất nhiên chi phí sẽ thấp -> CPM thấp -> reach được nhiều người hơn
+ Hình ảnh: Tối ưu Ads ở đây là tối ưu về hình ảnh (picture hoặc video: hiện thị full kích thước và nội dung), Caption(sock-sex-sến-tò mò) content (hài hước, chân thực, ngắn gọn – đầy đủ..) bla bla Người dùng chỉ có 5s lướt newfeed và hình ảnh của bạn có đủ hấp dẫn để người dùng dừng lại hay không?
+ Title: Người dùng có 10s để đọc title và hiểu nó trước khi click “xem thêm” full content. Nếu người dùng đã click vào nút xem thêm rồi thì tỷ lệ ads win của bạn đã nắm đến 70%.
+ Thời gian: việc quảng cáo của bạn có được hiện thị đầu tiên hay cuối cùng nằm ở cái bạn đấu giá thấp hay cao hơn những thằng đối thủ của của bạn trong-khoảng-thời-gian-này Thời điểm hiện thị rất quan trọng, Khách hàng mua hàng vì cảm xúc chứ không phải lý chí!
Vậy nên nếu khung thời gian của bạn là ngày, lượng khách hàng tiềm năng của bạn online ít, đối thủ của bạn chạy các khung giờ này cũng ít hơn đồng nghĩa với việc bạn có khả năng hiện thị cao hơn!
Khung giờ vàng cũng tương tự, khách hàng của bạn online đông nhưng giá ads của bạn cũng bị tác động bởi đối thủ của bạn (Nhớ lại 2013-2014 là thời kỳ seeding để hạ giá ads xuống, chạy ads bán hàng với chi phí vài chục đồng con không quá xa lạ sau facebook lại fix)
– Kỹ thuật chạy: Bạn cần xác định rõ mục tiêu ads của bạn là gì + Nếu bạn muôn nhiều người xem video thì chạy view video + Nếu bạn muốn nhiều người commend và share điện đảo thì bạn chạy PPE + Nếu bạn muốn chạy traffic thì bạn chạy click web…
– Kỹ thuật target thì mình không nói nữa vì có quá nhiều bài rồi (ở VN có khi không cần target vẫn chạy được) Bản thân mình vẫn đang chạy cho công ty mà k target, giá commend vẫn rơi vào 10-25k / budget 5m và <50k/budget 10m (commend đặt mua- giá trị 1 đơn hàng từ 5-7triệu) Hãy nhớ giúp mình 1 điều: interest có thể sai nhưng hành vi người dùng thì luôn luôn đúng.
– Về retaget: Đến bây giờ thì FB k có chạy UID nữa, nhưng vẫn có nhiều cách để chạy retarget trực tiếp trên facebook:
+ Chạy KH về website + Chạy video (fb vẫn đang cho nhắm lại người dùng xem video – dự đoán tương lai sẽ cấm tiếp như đã từng áp dụng với UID) + Set retarget theo theo gian (đối tượng nhỏ, ngân sách lớn sẽ tạo độ lặp – tuy nhiên chắc chắn k reach đc hết tệp mà chỉ reach đc 70-80% tệp là đã có độ lặp rồi) Nói chung còn dài lắm, e chia sẻ sang phần 2 của Facebook sau nhé!
II. Google(thằng này e không viết nhiều mà chỉ list các ý chính, nó có khoảng 1000 yếu tố đánh giá lên top nhưng chỉ cần nắm được 5 yếu tố chính là đã giúp bạn nằm top rồi).
Hãy đặt các câu hỏi Bản chất của Google là gì? – Tìm kiếm Ai là người tìm kiếm? Người dùng Google sẽ phục vụ ai? – Người dùng Google sẽ phục vụ như thế nào? – Giúp người dùng tìm kiếm đúng Làm thế nào để người dùng tìm kiếm đúng? – Tìm ra đúng website cho người dùng review Vậy Website ấy phải thế nào? – Cấu trúc website chuẩn SEO: điều hướng, nền tảng code… – Khi SEO tổng kết lại e chỉ cần các chỉ số (theo từng ngành): Time on site và Page view, tỷ lệ thoát trang (đánh giá chất lượng On page), Domain trỏ về và số lượng backlink chất lượng (yếu tố Offpage – yếu tố này đã bị giảm mức ảnh hưởng hơn so với những năm trước) Và quan trọng nhất: Chiến lược SEO tổng thể: keywork, điều hướng trải nghiệm người dùng, danh mục….
“Ngừng than thở và định nghĩa lại bản chất vấn đề”
Quan niệm của mình quan trọng nhất là xây dựng chiến lược tổng thể, (marketing chỉ là 1 phần nhỏ trong hệ thống) bạn cần hiểu tầm quan trọng của chiến lược, khi bạn có chiến lược rồi thì bạn mới biết mình cần gì và khi đó bạn triển khai kỹ thuật các công cụ mới mang lại tối ưu hiệu quả và tạo giá trị nhất
B1: Xác định mục tiêu cụ thể (lên được các con số KPI và CPA, có cái này rồi vấn đề target của bạn không còn là vấn đề nữa.
B2: Xác định kênh phân phối (công cụ online: facebook, google …hay offline )
B3: Triển khai (kỹ thuật)
B4: Kết quả- đánh giá chiến dịch
B5: làm lại từ đầu- vòng tuần hoàn mới
Nếu coi mỗi bước là 1 phần thì Mình sẽ chia sẻ chi tiết từng phần.
Trong sơ đồ tổng thể này, để vận hành được mình cần đến quản lý, mình coi đây là yếu tố sống còn với các bạn có ý định hoặc đã và đang làm team trong việc quản lý công việc và quản lý nhân sự (rất rất nhiều vấn đề mình sẽ chia sẻ ở phần cuối).
Phần 1: Xác định mục tiêu
Với những start-up hay bất kỳ business nào đều phải làm được điều này đầu tiên, Với mỗi người trải nghiệm khác nhau nên các con số chi tiết mình sẽ k bàn luận (bạn cần thực hiện xong phần 4 nhiều lần rồi bạn sẽ quay lại làm tốt được phần 1), về tư duy thì hãy tự đặt ra các câu hỏi để trả lời:
– Mục tiêu của bạn là gì?
+ Bạn muốn bán hàng ngay hay chỉ chạy quảng cáo để tăng nhận diện thương hiệu… (mỗi mục tiêu này lại có hàng nghìn vấn đề và cách triển khai, trong bài này mình chỉ list các ý )
+Nếu bạn chỉ đơn thuần chạy nhận diện thương hiệu:thời gian để bạn đo lường kết quả thực tế sẽ rất lâu, với nhiều brands họ sẵn sàng chi cho hàng năm… và KPI=Số người tiếp cận + số lần lặp + trong bao lâu + chi phí bao nhiêu
(nếu bạn nào từng đọc tài lại về marketing thì sẽ đánh giá được yếu tố này giúp xây dựng brands thành công – nhiều cách xây dựng thương hiệu, thành công của 1 brands đôi khi duy nhất chỉ số này).
+Nếu bạn chỉ cần bán được hàng ngay thì chỉ số bạn quan tâm là tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và chi CPA (chi phí trên mỗi đơn hàng) – ở VN thì KPI = số commend,với áo thì KPI = sold, bởi lẽ có sự khác nhau này là do hành vi mua hàng của người dùng khác nhau, ở nước ngoài họ thanh toán bằng thẻ chứ không như VN phải cần telesale rồi chốt COD… (lý do chính TMĐT ở VN chưa bùng nổ)
+ Nếu bạn chạy click web: KPI = Total Click + CPC (chi phí trên mỗi click website)
– Bạn muốn truyền tải thông điệp gì?
Áo của tôi rất đẹp, áo của tôi chất lượng, áo của tôi shipping toàn cầu… bla bla
– Đối tượng của bạn là ai? Tệp KH là bao nhiêu (riêng mình chạy ở VN rất ít khi Target sâu, chỉ để tuổi và chạy thuần content, vì thực sự cả tuổi của mình có 6tr audience, trong khi cả VN có trên 40tr Audience)
Bạn không được phép mung lung trong vấn đề này mà phải cụ thể và lượng hoá chi tiết các thông tin và số liệu đó
Ví dụ: mình cứ lấy ví dụ là bán bikini đi cho sinh động :v
Có 7 yếu tố để xác định đối tượng của bạn:
+ Insight KH: yếu tốt quan trọng nhất, KH của bạn đang thể hiện mối quan tâm, sở thích(interest) và hành vi cụ thể nào?
Lưu ý là phải là điểm khác biệt thực sự chứ đừng thể hiện cái chung chung mà ai cũng nhìn ra.
Ví dụ: bán bikini thì đừng target làm đẹp, con gái đứa nào chẳng thích làm đẹp, tư duy khác đi, KH mặc được bikini thì KH có hành vì gì? (thích thể hiện…)…
KH của bạn có đang thể hiện mối quan tâm đến một nhãn hàng bikini nào đó không? (chắc chắn có, và chắc chắn đây là KH của bạn).
+ Vị trí: giới hạn lãnh thổ hay chi tiết hơn từng tỉnh, bang…
Ví dụ: KH thích thể hiện và có thu nhập thường ở đâu? Check-in tại các địa điểm sang chảnh, các khu mua sắm, trung tâm…
+ Giới tính: Nam, Nữ hay chưa xác định…
+ Tuổi: bạn càng cụ thể và giới hạn tuổi càng tốt
ví dụ: bikini thì từ bao nhiêu tuổi đã có thể diện được rồi? Từ 17+ (giờ bọn trẻ lớn nhanh hơn trước rồi, phổng phao lắm, sau đó bạn giới hạn thêm các hành vi khác)
+ Thiết bị: họ sử dụng điện thoại di động hay máy tính bàn? điện thoại di động của họ là smartphone hay điện thoại thường… Họ đang online bằng wifi hay PC? với thiết bị bạn sẽ phân loại được nhóm đối tượng có thu nhập của bạn.
Ví dụ: Với những sản phẩm có giá trị cao, ở đây là 500k đi (tùy thị trường) thì KH của bạn phải là người có thu nhập khá, Làm thế nào để biết thu nhập họ cao? – Chính là việc họ dùng điện thoại smartphone! (giá trị của chiếc điện thoại họ sử dụng thường gấp 10-15 lần giá trị sản phẩm – theo exp bản thân mình – tất nhiên vẫn có ngoại lệ với những người theo chủ nghĩa tối giản – như mình.
+ Thời điểm: họ thường online vào những lúc nào? họ thường làm gì vào những lúc đó?
Nếu họ chỉ online được tối mà bạn chạy ban ngày thì họ có thấy được ads không?
Nếu họ là dân văn phòng, ban ngày họ có được lướt web không? hay những lúc rảnh rỗi trong giờ làm việc họ thường làm gì?
+ Bạn bè của KH cũ: cách này cũng giúp bạn xác định được, có 1 câu mà mình vẫn nhớ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, “hạng A chỉ chơi với Hạng A” hay “lưu manh thường chơi với kẻ cướp”… bạn hiểu ý mình chứ?
Note: Hãy luôn nhớ sở thích có thể chưa đúng nhưng hành vì thì không bao giờ sai!
……
Sau khi xác định được rõ mục tiêu của chiến dịch rồi, chúng ta sẽ xác định các kênh phân phối, thực chất các kênh này chỉ là công cụ để bạn triển khai để đạt KPI từ trên áp xuống thôi.
Muốn sống, xin đừng thần thánh hóa và lấy Facebook làm thước đo cho Marketing
Theo bạn marketing là đầu tư hay chi phí? Hãy nghĩ thử 3 phút trước khi tiếp tục đọc.
Gợi ý: chiến lược khác chiến thuật
Chiến thuật là thời gian ngắn hạn, bạn biết sẽ thua nhưng bạn vẫn làm và được phép thất bại nhưng chiến lược là mục tiêu cuối cùng, đó, bạn sẽ win ở đây.
Và câu trả lời marketing là chi phí nếu không tạo ra lợi nhuận và ngược lại, tuy nhiên trong những trường hợp, marketing là chi phí tại thời điểm hiện tại để tạo “đầu tư” cho tương lai, đó là “chi phí” vào độ phủ thương hiệu.
Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi các thương hiệu lớn họ marketing như thế nào chưa?
Họ có tầm nhìn chiến lược tính theo khoảng thời gian hàng năm, thậm chí hàng chục năm, trăm năm, họ sẵn sàng đầu tư “chi phí” cho các chiến dịch chỉ để hiện thị thương hiệu liên tục trong 1 khoảng thời gian và sau đó họ có chiến lược khai thác lại sau.
Ví dụ: amazone,coca-cocla pepsi và uber… họ mất hàng chục năm chỉ để lỗ hàng tỷ USD và sau đó ra lợi nhuận…
Chúng ta cần cùng ngồi lại và nhìn nhận rằng Google, Facebook, Instagram… chỉ là công cụ, không hơn không kém, trước khi có những nền tảng này, chúng ta sống bằng gì? – Marketing offline truyền thống bằng truyền miệng (nội tại công ty, sản phẩm của bạn đã tốt và mang đến trải nghiệm “phê” cho KH chưa?)
Vào 1 ngày đẹp trời, Facebook thay đổi tất cả các thuật toán, và bạn k thể update kịp chúng, chỉ cách đây vài tuần, bạn là thánh vài ngàn sale thì giờ bạn sẽ làm gì? Nếu không thể update thuật toán mới đó thì bạn sẽ từ bỏ?
Từ bao giờ facebook trở thành thước đo của marketing vậy?
Hãy luôn giữ cho mình phương án B trong trường hợp xấu nhất, rằng k facebook thì sẽ có công cụ khác giúp bạn thay thế và giữ ổn định.
Sở dĩ marketer mình vẫn đang sử dụng facebook là kênh truyền thống chủ đạo là chính bởi “thói quen” và ngại “cập nhật” những cái mới nên xảy ra tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào facebook, không có nó sẽ chết, tại sao phải thần thánh nó quá như vậy?
Hãy nhớ lại khi bạn tiếp nhận facebook như 1 phần bắt buộc và tất yếu, bạn dành fulltime để tìm hiểu và trải nghiệm nó, bạn ăn mì tôm, dừng mọi cuộc chơi và đầu tư chi phí cho facebook, bạn thức đêm dài để theo dõi từng chuyển đổi và đánh giá từng chỉ số ads…. nhiều nhiều nữa lắm, và bạn trả lời mình: “Tôi đã thử các kênh khác nhưng không hiệu quả”, bạn đã đầu tư đủ công sức như đã làm với FB chưa hay chỉ hời hợt và không thực sự nghiêm túc? Kể cả có vậy, tức là bạn đang tìm hiểu nó sai hướng, bạn đã đọc đúng tài liệu hay tìm được chuyên gia về công cụ đó chưa?….
Marketing bên “Tây” chúng nó coi FB bình thường lắm, 2 thằng cộng lại đã vượt Facebook rồi, chưa kể số liệu mua hàng trên Fb đang giảm đi rất nhiều, đứng đầu là Amazone, số 2 là Google , theo số liệu từ SimilarWeb cụ thể như sau:
Google: 30.5B (tỷ) người dùng truy cập mỗi tháng, Direct tự nhiên 70%
Facebook: 26.9B , giảm gần 4 tỷ trong 6 tháng gần nhất, Direct tự nhiên 60%
Amazone: 2.3B , Direct tự nhiên 43.16%
Instagram: 1.7B , Direct tự nhiên 52.89%
Pinterest: 887.8M, Direct tự nhiên 41,77%
Có 1 cách nhanh nhất để các bạn có thể học là kỹ năng quan sát bao gồm : nhìn- đọc – suy nghĩ – triển khai
Hãy đọc sách thường xuyên (đó là kiến thức tĩnh), hãy tìm tất cả các đối thủ hàng đầu trong ngành và xem họ đã làm gì trong quá khứ, đang làm gì và dự đoán sẽ làm gì? Hiệu quả ra sao? Đã gặp những khó khăn gì?… (kiến thức động)
Nếu đối thủ quá mạnh ở kênh đó, chúng ta có 2 lựa chọn, 1 là đầu tư nguồn lực và cạnh tranh trực tiếp, 2 là bạn cần trở thành “vua” của kênh khác trong ngành.
Chắc chắn nếu bạn là người ở góc nhìn khác, mặc định bạn sẽ nhìn nhận được các vấn đề mà chính người trong cuộc không nhìn thấy.
Kênh phân phối cũng phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu chiến dịch của bạn.
Với Google bản chất của nó là kênh thụ động, nghĩa là KH tự tìm kiếm còn Facebook lại ngược lại, marketer phải tìm kiếm KH tiềm năng vào đúng thời điểm thích hợp đủ cảm xúc để bán hàng…
(Fb chạy độ phủ thương hiệu tốt hơn hẳn vì độ lặp và tính viral của kênh này giúp bạn giảm chi phí rất nhiều)
Người làm marketing giỏi là người biết hệ thống và liên kết các kênh truyền thông để tạo thành 1 chiến dịch tổng thể: kết hợp youtube + facebook + google remarketing +offline….
Hãy phân tích 1 chút về hành vi từng lứa tuổi, bạn có nhận thấy giới trẻ là những người như thế nào không?
Độ tuổi thấp, từ 13-24, là độ tuổi teen nên họ sống rất năng động và sẵn sàng đón nhận những vấn đề mới, đặc biệt khi bùng nổ online và rào cản địa lý không còn là vấn nữa, họ có cả đống thời gian rảnh rỗi chỉ để để lướt facebook, vào instagram xem ảnh hay,ngôn tình ngôn lù, cập nhật thông tin bạn bè, gõ gõ vài dòng stt hay chia sẻ các mẩu tin mang tính chất thuần giải trí….
Còn những đối tượng cao tuổi hơn thì sao?
Từ 24+ là đối tượng đã đi làm, có thể là văn phòng, có thể là nhà nước, tư nhân… giờ họ k còn thời gian “chơi” nữa mà cần tập trung cho công việc, họ vẫn có thể lướt fb, instagaram hàng ngày nhưng chắc chắn, khoảng thời gian đó của họ đã bị giảm đi đáng kể và thường cố định 1 khung giờ nhất định…
Tương tự 35+ lại khác, họ bắt đầu già đi so với xã hội, họ k còn thiết tha với những công cụ nữa, họ cần quan tâm đến nhiều vấn đề hơn như gia đình, ổn định về già… họ có khuynh hướng đọc báo để tổng hợp thông tin các danh mục cần thiết… và tất nhiên họ có thu nhập cao hơn 2 lứa tuổi kia, họ tiêu nhiều tiền vào các thứ có giá trị cao hơn một cách có lựa chọn và mang tính quyết định.
Đã bao giờ bạn từng nghĩ bán bất động sản trên facebook chưa?
Lý thuyết là có thể nhưng thực tế thì…. rất rất khó
BĐS cũng có tuỳ thị phần với giá trị các bđs khác nhau, tuy nhiên giá trị của chúng vẫn là mặt hàng rất lớn hơn nhiều với loại mặt hàng khác.
Đối tượng nào là đối tượng có thể mua bất động sản?
Là những người có tiền.
Tiền như thế nào?
Rất nhiều tiền.
Những người có rất nhiều tiền là những người có độ tuổi bao nhiêu?
Trên 35+
Họ có tin vào các mẩu tin ads trên FB không? hay họ sẽ tìm kiếm hình ảnh, địa chỉ trên google rồi đến các dịch vụ tư vấn bđs…
Liệu những người có tiền họ có lướt facebook không?
Câu trả lời là có hoặc không, nhưng có 1 điều không thể phủ nhận, họ là những người có học thức, có tài và họ đủ hiểu thời gian của họ là vàng, giá trị này được họ coi để quy đổi và sử dụng chúng 1 cách hợp lý để… biến nó thành tiền.
Họ sẽ dành nhiều thời gian đọc báo hơn, hoặc họ sẽ trực tiếp tìm kiếm nhu cầu trên google để việc này nhanh hơn, hiệu quả hơn…
Có 1 chân lý tuyệt đối đúng: “không có gì là tuyệt đối”, vẫn có những ngoại lệ về người dùng với các hành vi khác nhau, phân loại nhóm khác nhau nhưng nó là ngoại lệ, và bán muốn hướng đến cái đông hay cái ít (nguyên lý 80-20)
Bạn hiểu ý mình chứ?
Với mỗi kênh lại có các cách thức vận hành, bản chất và thuật toán riêng (yếu tố khác biệt và cạnh tranh người dùng của các kênh), việc marketer ở đây là làm sao tối ưu khai thác được hết hiệu quả của từng kênh, hoặc mỗi kênh 1 tý, nhiều tý thành 1 cái “bầu” hoặc hệ thống và làm 1 chiến dịch toàn thể mang tính “huyền thoại” 🙂
Trong thị trường bán áo, bạn đang biết mình đầu tư hay là chi phí cho các chỉ số nào?
Càng về lâu, thị trường càng cạnh tranh thì KH càng bị hiện thị nhiều mẫu design hơn, điều này cũng giúp KH nâng cao thẩm mỹ hơn (nhìn nhiều design đẹp hơn) và ngưỡng chấp nhận của KH với các design phải cao hơn – vậy nên nếu cùng 1 đối tượng (target) thì bản chất ở đây là cạnh tranh về mẫu design (design nào càng đẹp thì KH càng mua -> CTR cao hơn)
Nhiều seller, bao gồm cả newbie lẫn hơn newbie đều chưa thực sự nghiêm túc đánh giá các chỉ số cấu thành lên chi phí và lợi nhuận
Nếu mình coi KPI như nhau, chi phí test/ads như nhau, base cose như nhau và CPA như nhau thì chúng ta có công thức dưới đây:
Doanh thu = KPI*Giá bán
Cost ADS = chi phí test cam * số campain test+ CPA* KPI
LN thuần = Doanh thu – Cost ADS (CPA*KPI) – Cost test (design + Số campain test * chi phí/campain test)
Vậy thực chất chi phí của bạn sẽ giảm nếu tỷ lệ cam win của bạn tăng, muốn tỷ lệ cam win tăng thì design của bạn phải tốt và cạnh tranh cao -> CTR cao
-> Bạn chỉ cần lên ít campain hơn mà vẫn đạt KPI với chi phí thấp hơn
Thực chất khi bạn tính tiền cho DS thì gọi là đầu tư (vì bản chất là sinh lời chứ không còn là chi phí nữa) và khoản thuê này nhẹ hơn rất nhiều nếu bạn cứ đầu tư và số campain (chi phí test*số campain)
Đa số mình thấy các bạn seller lên rất nhiều campain hàng ngày, luôn nói ds quan trọng nhưng thực sự chưa “đầu tư” vào nó mà chỉ đầu tư vào test campain.
Tỷ lệ CTR còn phụ thuộc vào 1 yếu tố nữa rất quan trọng, mình sẽ chia sẻ sau.
Seo Tổng thể
Mô tả sự kiện
Starts: Thur, 27/08/15 at 18:00
Ends: Thur, 8/28/15 21:59 p.m
Địa điểm
Hà Nội-HCM, Giá từ 3 - 100 triệu
2900000 VND - 3900000 VND
Đào tạo seo
Mô tả sự kiện
Starts: Thur, 07/23/15 at 18:00
Ends: Thur, 8/23/15 21:59 p.m
Địa điểm
Hanoi-HCM, 12 buổi - 3.9Tr
2900000 VND - 3900000 VND
Xây dựng team Seo
Mô tả sự kiện
Starts: Thur, 07/08/15 at 18:00
Ends: Thur, 8/29/15 21:59 p.m
Địa điểm
Hà Nội - HCM, Inhouse
2900000 VND - 3900000 VND