Content Writer suốt ngày viết cho người ta, mà chẳng viết nỗi cho mình 1 blog ư? Ôi, đừng nói đó là sự thật nha.
Khoan lắc đầu nguầy nguậy, hay phản ứng với 1001 lý do kiểu chống chế: không có thời gian, không có ý tưởng, biết viết gì đâu mà viết, với lại viết ngẫu hứng lắm….
Thôi nào, các đồng nghiệp thân yêu của M. Viết Blog không những có lợi mà còn mang lộc về cho mình đấy.
Viết Blog sẽ giúp mình xây dựng và nâng cao thương hiệu bản thân. Mình sẽ nhận được sự tôn trọng từ mấy anh đồng nghiệp vì học thấy trên mạng và theo dõi blog của mình.
1 Blog riêng thật chất sẽ được các đệ tử nể nang hơn chẳng hạn, được các Sếp coi trọng hơn, nhân tài hiếm có khó tìm….
Viết Blog, mình có cơ hội làm quen được khá nhiều bạn, từ senior, junior cho tới các bạn sinh viên. Biết đâu, lại kiếm được người yêu lý tưởng trong số những người mình quen đó, hay nhận được công việc mình mơ ước.
Viết Blog, tự mình nâng trình cho mình. Muốn viết hay, mình phải có ý tưởng, rồi nghĩ xem nên viết thế nào cho hay.
Lên tham khảo những trang sách, website hay kinh nghiệm của các anh chị đi trước, tìm hiểu những thứ hay ho để viết, dần dần level “chém gió” của mình tăng đột biến cũng nên.
Còn ty tỷ lý do nữa để viết Blog, nhưng thôi, M mà liệt kê thì đến ngày mai mất. hì hì.
– Nhưng em đang là sinh viên, em mới ra trường, em mới bước chân vào nghề em biết gì đâu mà viết.
Em viết sợ bị sai, viết tào lao bí đao rồi mọi người sẽ cười chê em mất….
– Chị là leader, chị bận lắm, chẳng có thời gian dưỡng nhan hay shopping, chăm gia đình nữa là viết blog. Bỏ đi bé.
– Anh cũng muốn viết, nhưng những cái a định viết người ta viết hết rồi.
…bala….bolo ….
Thôi nào, đừng viện lý do nữa đi. Mến cũng chỉ mới viết blog gần đây thôi. Mới viết nên Mến gặp rất nhiều khó khăn về nội dung, về cách truyền đạt, về sự hiểu biết hạn hẹp, về ý tưởng viết sao cho hay cho độc đáo và không chỉ thế đôi khi cũng rất nản chí , viết mãi chẳng ai vào xem hic hic.
Cơ mà không sao, nản là tiêu tan ý chí đấy. Ngồi xuống và viết Blog đi nào…
– Tớ không biết viết về gì. Tớ không có ý tưởng….
– Thì đọc bài dưới nè. 101+ ý tưởng cho cậu viết Blog đấy….Đọc xong thì tạo ngay cho mình 1 trang Blog đi nhé! Chỉ cần vào https://wordpress.com/, đăng kí một tài khoản, chọn một cái tên miền cho blog. Sau đó, chọn themes cậu thích, đặt một cái title thật kêu, đăng một cái banner thật ngầu và oách. Thế là cậu đã có một blog cho riêng mình rồi.
– Ok Mến. Để tớ xem. hí hí
– Yêu lắm cơ ^^.
101+ Idea for Blog
1/ List Post – Danh sách liệt kê
Hình thức này rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể dễ dàng lên một bài blog với những danh sách X điều này, Y thứ kia, Z mẹo nọ,… Tuy nhiên vì hình thức list post quá phổ biến đến nhàm chán, nên bạn cần chọn cho mình 1 angle và topic tốt để có thể tạo được sự hấp dẫn và khiến người đọc phải click vào bài viết của bạn. Làm sao để chọn 1 angle và topic tốt? Bạn hãy đọc tiếp phần sau để thêm cho mình một vài gợi ý nhé.
2/ Chart Post – Sử dụng biểu đồ
Bài post của bạn sẽ rõ ràng và thuyết phục hơn bao giờ hết nếu bạn sử dụng những con số xác thực để chứng minh cho những luận điểm luận chứng của mình. Tuy nhiên, các con số nếu muốn tiếp cận những vị khách khó tính, sử dụng biểu đồ là rất cần thiết trong những bài blog phân tích chuyên sâu. Bạn cũng có thể biến những con số thành những yếu tố thú vị hơn bằng dạng infographic, nhưng nếu bạn design không được chuyên nghiệp lắm, tại sao không sử dụng chart flow?
3/ Video Post – Sử dụng video
Xu hướng thích xem hơn thích đọc hiện nay sẽ khiến bạn sẽ phải cân nhắc về việc tại sao không mang đến cho blog của mình những “hơi thở” mới lạ bằng việc chèn video? Chẳng phải tự nhiên mà Facebook phát triển rất nhiều các tính năng về video, cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà các dòng điện thoại hiện nay đều tối ưu xem video một cách sắc nét nhất. Nếu bạn có khả năng tạo ra những video thú vị, hãy khiến blog của mình thú vị hơn nhé!
4/ Web Polls/Survey – Xây dựng các khung khảo sát
Làm các khung khảo sát không chỉ mang đến lượng tương tác cao cho blog của bạn mà còn giúp bạn hiểu hơn về hành vi và tâm lý của những vị khách ghé thăm blog của bạn hàng ngày. Việc xây dựng các khung khảo sát đôi khi hơi yêu cầu cao về mặt kĩ thuật, nhưng nếu bạn quyết tâm xây dựng cho mình một blog chất lượng, đừng ngại đầu tư!
5/ Audio Post – Chuyển thể post sang dạng voice
Đây là cách mà hiện nay một số bạn blogger đang triển khai và nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ các độc giả. Sử dụng một chất giọng truyền cảm để mang đến những cảm xúc khác nhau sẽ là các độc đáo để khiến các độc giả của bạn trở lại nhiều lần hơn nữa.
6/ Sử dụng infographic
Infographic đã và đang làm mưa làm gió trên các mạng xã hội vì đây là cách tuyệt vời để thể hiện các thông tin sinh động, không gây rối và có hệ thống, đặc biệt là trong việc thể hiện các con số. Nếu bạn không phải là một designer chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng tool sau để làm infographic: https://piktochart.com/.
7/ Slide ảnh/galaxy/album
Bạn có thể chọn post blog của mình dưới dạng slide ảnh hoặc tạo thành album để show rõ nét nhất những hình ảnh chất lượng cao. Slide/galaxy/album ảnh rất phù hợp với các chủ đề liên quan đến lifestyle, wedding,… or something like that. Các bạn nhớ để kích thước ảnh hiển thị phù hợp nhất với blog cũng như mục đích của bạn nhé!
8/ Quizzes – Trắc nghiệm
Hình thức trắc nghiệm là một trong những dạng blog tương tác “ăn khách” nhất hiện nay. Mặc dù yêu cầu code website khá rắc rối, nhưng nếu bạn tạo được nội dung trắc nghiệm viral, blog của bạn rất đáng được đầu tư về kĩ thuật.
9/ Article – Normal post: Bài viết dạng tin tức báo chí bình thường
Dạng này được sử dụng nhiều nhất vì bạn có thể dễ dàng thấy trên các trang báo, trang tin. Một bài dạng này thường được mở đầu với Title (heading 1), sau đó đến đoạn sapo mô tả ngắn, rồi đến các đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ có một tiêu đề phụ (heading 2).
10/ Mix các hình thức lại với nhau sao cho phù hợp
Đừng tham quá mà nhét nhiều hình thức vô chung một bài các bạn nhé. Người làm nội dung là người không chỉ cần điêu luyện trong ngôn từ mà còn cần biết cách chọn lựa hình thức, kênh truyền thông sao cho nội dung của mình có thể tối ưu nhất.
11/ Chuyển đổi nội dung từ hình thức này sang hình thức khác
Cùng một nội dung nhưng bạn có thể chuyển đổi từ article sang voice chẳng hạn. Blog của bạn sẽ “phục vụ” được tất cả các vị khách dù họ thích đọc, thích xem, thích nghe hay thích cả ba.
Các cách triển khai blog theo mục đích, ý tưởng, chủ đề (angle, topic,…)
1. How-to/guide Post: Cách làm, phương pháp, hướng dẫn
2. A-to-Z Post: Tổng hợp từ A đến Z
3. Pros & Cons Post: Ưu điểm – nhược điểm
4. Problem & Solution Post: Đưa ra vấn đề và đề xuất giải pháp
5. Best-of Post: Chọn lọc, đưa ra những hạng mục tốt nhất của vấn đề
6. FAQ Post: Hỏi đáp câu hỏi thường gặp
7. Daily Post: Bài viết cập nhật hàng ngày, ví dụ Mỗi ngày một câu chuyện, Mỗi ngày một nhân vật,…
8. Review Post: Bài viết đánh giá, nhận xét (Review phim, nhạc, sản phẩm công nghệ, mỹ phẩm…), ví dụ: [Review sách] Chị DiLi đã PR cho PR như thế nào?
9. Story Post: Viết truyện (Kén người viết vì cần có có kĩ năng storytelling)
10. Opinion Post: Đưa ra ý kiến, quan điểm chủ quan của bản thân
11. Research Post: Nghiên cứu (Đưa những con số và nguồn tư liệu tin cậy)
12. Challenge Post: Đưa ra thách thức và kêu gọi mọi người cùng hành động vì một mục đích tốt đẹp (Đọc 7 cuốn sách 7 ngày, chạy bộ quanh Hồ Tây 2 lần mỗi tuần….)
13. Resource or link list: Các nguồn/link cho một vấn đề nào nó (Ví dụ: các website về lifestyle đáng theo dõi nhất 2016,…)
14. Checklist, to-do list: Các việc cần làm (sao cho hiệu quả, hữu ích và tối ưu,…) và đảm bảo không bỏ lỡ việc gì.
15. Controversial Posts: Đưa ra lập trường của mình về 1 vấn đề đang gây trang cãi lớn (và sẵn sàng nhận gạch đá từ các phe đối lập, đồng thời cần giữ vững quan điểm, lập trường của mình)
16. Interviews: Phỏng vấn nhân vật (Nhân vật cần có câu chuyện hấp dẫn để kể)
17. Guest Post: Cho các độc giả gửi bài trên blog của bạn.
18. Blog Series: Các bài viết dài kì
19. Latest news: Tin mới nhất
20. Hot trends: Xu hướng mới nhất
21. Current Events: Các sự kiện đang diễn ra
22. Case Study: Chia sẻ/ phân tích các trường hợp thực tế đã xảy ra (Ví dụ phân tích case study về campaign mới của Heiniken,…)
23. Profiles: Giới thiệu sơ yếu lý lịch nhân vật nổi bật trong lĩnh vực của bạn.
24. Advice from experts: Lời khuyên từ chuyên gia.
25. Comparisons: So sánh
26. Share what others are saying: Chia sẻ những gì người khác nói (Ví dụ: Các status có tầm ảnh hưởng trên Facebook, những status truyền cảm hứng nhất,…)
27. A Glance “behind the curtain”: Câu chuyện ẩn đằng sau một câu chuyện khác, ví dụ: Cuộc sống thường ngày của một người thành đạt,…
28. Inspirational stories: Những câu chuyện truyền cảm hứng
29. Parody posts: Bài viết châm biếm, dạng này siêu khó, chỉ dành cho các ngòi bút cực kì sắc sảo
30. Funny Post: Bài viết hài hước, dạng này cũng khó, vì không phải ai cũng có khiếu hài hước
31. Questions you should be asking: Là dạng những câu hỏi không thường gặp, hoặc những câu hỏi không ai để ý đến và bạn là người có thể khởi tạo được thắc mắc trong họ khi đưa ra câu hỏi.
32. Contest: Đưa ra các cuộc thi, cuộc tranh đấu
33. Think out loud posts: Viết một blog tự do theo cảm hứng không cần đầu cuối mở kết.
34. Free giveaways: Chia sẻ/ quà tặng miễn phí (Như ebook, free code,…)
35. Myth vs. fact: Bí ẩn, sự thật hiển nhiên, giải mã chuyện chi đó
36. Monthly updates and Stats: Những cập nhập và thống kê hàng tháng, ví dụ: Những cập nhật mới từ Facebook tháng 6, Tính đến tháng 6/2016, Facebook đã có bao nhiêu người dùng?
37. Preview posts: Bài viết tiết lộ sơ sơ về bài viết chính, ví dụ như 1 cốt truyện mới cho truyện ngắn dịp cuối năm sẽ có nhân vật gì, tính cách ra sao,…
38. Answer “5W2H- Why, When, Who, Which, Where, How long, How much/many?”: Chỉ cần bạn trả lời được tất cả các câu hỏi này liên quan đến chủ đề blog của bạn, bạn đã có một nguồn viết cực kì phong phú rồi, việc của bạn là trả lời những câu hỏi này một cách “mặn mà”.
39. Criticisms/ Complain/ Bad review: Phàn nàn, bức xúc, phê phán 1 tổ chức/ cá nhân nào đó, ví dụ như tài xế Uber hách dịch,…
40. Travel experiences: Chia sẻ về trải nghiệm du lịch của bạn, chân thực, chi tiết nhất có thể.
41. Talk about your successes and your failures: Nói về thành công và thất bại của bạn trong công việc, cuộc sống và tình yêu…
42. Auto-Biographical Post: Tự thuật bản thân, kể về cuộc đời mình.
43. Share recipes: Chia sẻ công thức (Món ăn, làm đẹp,…)
44. Holidays/ Vocation/ Special days: Dựa vào các dịp đặc biệt để lên một loạt bài liên quan (Ví dụ, các dịp lễ tết, Valentine, quốc tế phụ nữ, phụ nữ Việt Nam,…)
45. Create a Glossary: Tạo bảng chú giải, ví dụ các thuật ngữ chuyên ngành,…
46. Share who is important to follow: Chia sẻ ai là người đáng theo dõi trong lĩnh vực của bạn, bạn học được gì từ những ‘siêu nhân’ đó.
47. Best sources of inspiration: Chia sẻ nguồn truyền cảm hứng của bạn (Online và offline).
48. Best mobile apps/online tools for your industry: Công cụ, ứng dụng hữu ích nhất trong lĩnh vực của bạn.
49. Recycle old posts: Update lại các post cũ.
50. Motivational: Bài viết khích lệ, truyền động lực cho người khác.
51. Just dreaming: Nói về những ước mơ và hoài bão của bạn.
52. Weekend ideas: Ý tưởng dành cho cuối tuần (Như là đọc sách gì, làm gì, chơi gì, xem phim gì,…)
53. Management: Quản lý thời gian, tiền bạc, cuộc sống,…
54. Childhood memories: Kể về thời thơ ấu, hợp với các bạn thích viết theo xu hướng tự thuật bản thân.
55. Best-Read: Sách đáng đọc, các bài báo đáng đọc,…
56. Best-Watch: Phim nên xem, TVC nên xem, Video nên xem,…
57. Best-Eat: Ẩm thực nên thưởng thức tại mỗi vùng miền, mỗi mùa, mỗi thời điểm, mỗi độ tuổi,…
58. Never again: Về những thứ, những việc, những chuyện không bao giờ muốn lặp lại, thử hoặc trải nghiệm
59. Must-see moments: Những khoảng khắc đáng trải nghiệm trong đời, tuổi trẻ,…
60. Start-up idea: Ý tưởng khởi nghiệp, ví dụ: Ghi chép nhanh một vài ý tưởng khởi nghiệp nhỏ xinh
61. How about favorite quotes?: Viết về những quote yêu thích của bạn, hoặc những quote từ người bạn ngưỡng mộ, hoặc quote trong 1 cuốn sách, 1 bộ phim hay,…
62. Your rules for success: Quy luật/ thái độ/ quy tắc bạn đưa ra cho mình để thành công, ví dụ: Bạn có muốn trở thành một người phụ nữ thành đạt?
63. Bucket List: Danh sách mục tiêu cá nhân trong thời gian ngắn hoặc dài.
64. Productivity/ tips and tricks: Viết về hiệu suất, năng suất, những thứ giúp ích cho công việc và cuộc sống của bạn. Ví dụ: 5 tips để ‘giải thoát’ ý tưởng những lúc bế tắc
65. Co-creat: Cùng viết với một người khác về chủ đề mà cả hai hoặc cả nhóm quan tâm.
66. Predictions & future Trends: Dự đoán xu hướng tương lai
67. Write a short story: Viết những câu chuyện ngắn diễn ra trong cuộc sống của bạn
68. Build CV and portfolio: Tạo CV và portfolio cá nhân của bạn để tăng cơ hội nghề nghiệp.
69. Translate something cool from other languages: Dịch những thứ hay ho từ tiếng nước ngoài
70. DIY – Do It Yourself: Chia sẻ những gì bạn có thể tự làm.
71. Emotional post: Bài viết cảm xúc cá nhân
72. Alert post: Bài viết cảnh báo
73. Detection/ Findings: Phát hiện mới nhất
74. Stranger’s story: Kể câu chuyện của một người lạ nào đó mà bạn nghe được hoặc vô tình gặp
75. Things you hate: Viết về những thứ bạn ghét/ cực kì ghét
76. Tell about how you love your mom and dad: Viết về tình cảm của bạn với ba mẹ
77. Your love story: Câu chuyện tình yêu của bạn
78. Funny moments in your life: Viết lại những khoảnh khắc buồn cười trong cuộc sống của bạn
79. Awkward moments in your life: Những khoảnh khắc khiến bạn khó xử và kì dị
80. Your advice to juniors: Lời khuyên của bạn đến các đàn em (trong nghề, trong cuộc sống…)
81. Live reports: Tường thuật trực tiếp (một sự kiện nào đó, một sự việc nào đó,…), có cập nhật từng chi tiết theo thời gian
82. Write a poem or a song: Sáng tác thơ hoặc bài hát, ví dụ: Thơ con mèo
83. Write an open letter: Viết một bức thư mở cho chính bản thân mình trong quá khứ hoặc tương lai
84. Best-places for X things to do: Những địa điểm tốt nhất tích hợp với làm gì đó (Ví như: Z quán cà phê bạn nên tự kỉ một mình,…)
85. Write about a place that you love: Viết về một nơi nào đó bạn yêu thích (Một quán cà phê, một thành phố,…)
86. Things you regret: Những điều bạn hối tiếc
87. Your silly mistake: Những sai lầm ngốc ngếch không đáng có
88. Your horoscope: Viết về cung hoàng đạo của bạn (Nếu bạn không tin cung hoàng đạo, bạn có thể viết một bài “phản pháo” lại những gì cung hoàng đạo nói.)
89. Something crazy: Thứ gì đó khá điên khùng mà bạn muốn làm, đã đang và sẽ làm
90. What people talk about you: Những gì mọi người nói về bạn
91. How do you stay healthy in your niche?: Làm sao để giữ sức khỏe trong ngành nghề của bạn? (Ví dụ: Làm sao để giữ sức khỏe khi bạn là một writer ‘viết thâu đến suốt sáng’?)
92. Mix things together: Kết hợp các loại với nhau để mang đến những bài viết sáng tạo và hấp dẫn nhất.
Nguồn: Writinginspiration.xyz