Xây dựng thương hiệu trong giai đoạn “KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN”
Khách hàng không chỉ chi tiền cho sản phẩm, họ còn chi rất nhiều tiền cho thương hiệu. Thương hiệu chính là sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, thể hiện cá tính hoặc “đẳng cấp” của khách hàng.
Việc xây dựng uy tín thương hiệu là điều chắc chắn phải làm nếu bạn muốn “đi xa” hơn, muốn bán được nhiều hàng hơn, có nhiều khách hàng trung thành hơn.
Sau đây là 9 ý tưởng content marketing giúp các bạn tăng uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng. Có thể nó không hề mới 100% nhưng nếu áp dụng được hết thì chắc chắn thương hiệu sẽ lên “level” rất cao.
1. Giới thiệu về bề dày lịch sử: bạn có thể thực hiện các video giới thiệu về lịch sử thành lập, infographic về các cột mốc đáng nhớ, chương trình về kỷ niệm ngày thành lập hoặc kể câu chuyện về ý tưởng, cảm hứng cho sự ra đời của thương hiệu.
2. “Show” thành tích đạt được hay các chứng nhận uy tín: các bằng khen, giải thưởng, chứng nhận được cấp bởi các tổ chức uy tín trong ngành.
3. Sử dụng sức mạnh của báo chí: uy tín sẽ lên “ngút trời” nếu thương hiệu được nhiều tờ báo uy tín trong ngành viết hoặc dành lời khen.
4. Đưa ra các thông tin liên quan đến viện nghiên cứu hoặc chuyên gia: sản phẩm của bạn được thực hiện bởi các viện nghiên cứu, chuyên gia đầu ngành hoặc được kiểm chứng, công bố, khen tặng bởi các tổ chức, cá nhân có tầm ảnh hưởng này.
5. Sử dụng hình ảnh người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng: người nổi tiếng nói về sản phẩm của bạn, tin dùng sản phẩm của bạn và giới thiệu cho công chúng của họ. Đặc biệt là những người có uy tín cao, có chuyên môn và người hâm mộ trung thành.
Xem dịch vụ seo
6. Trình bày nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm: sản phẩm sẽ được tin tưởng nếu nó được xuất xứ từ các thị trường có luật bản quyền khắt khe và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt như Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU…
7. Lời cam kết mạnh mẽ và chính sách bảo hành: doanh nghiệp đưa ra các lời cam kết đanh thép về hiệu quả sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc có cách chính sách bảo hành, đền tiền gấp nhiều lần trong trường hợp phát hiện không minh bạch.
8. Đưa tin về hoạt động CSR của doanh nghiệp (viết tắt của “corporate social responsibility” – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp): những hoạt động của doanh nghiệp mang lại giá trị tốt đẹp và cống hiến cho xã hội, thể hiện lương tâm, bổn phận và sự biết ơn của những người đứng đầu doanh nghiệp.
9. “Show” case study, review từ khách hàng cũ: khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và dành lời khen tặng về uy tín của thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.
Nguồn Bùi Lê Mỹ Dung (founder Xưởng Content)